Đường sắt

Cận cảnh dự án đường sắt "khủng" 7.000 tỷ vừa thi công vừa chạy tàu

22/12/2020, 16:28

Dự án đường sắt “khủng” 7.000 tỷ đồng được thi công trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP. HCM hiện hữu trong khi vẫn phải tổ chức chạy tàu.

img

Việc thi công trong điều kiện vẫn tổ chức chạy tàu cần nhiều biện pháp chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn. Để xây mới cầu đường sắt, đơn vị thi công cần được Tổng công ty Đường sắt VN cấp phép mở điểm chạy chậm (tàu chạy chậm qua khoảng 5km/h -15km/h). Ảnh: lắp cầu Sa Lung mới (Quảng Trị) trên trụ tạm cạnh cầu cũ đang khai thác

img

Việc thi công mố cầu mới được thực hiện ngay cạnh vị trí mố cầu đang khai thác. Ảnh: Cầu Sa Lung cũ đã xuống cấp trầm trọng, tà vẹt gỗ mục, dầm hoen gỉ…

img

Đơn vị thi công lắp hệ trụ tạm và sàn đạo ở hai bên cầu cũ đang khai thác. Một bên để lắp dầm cầu mới, một bên để kéo cầu cũ sang, lấy vị trí để sàng ngang cầu mới vào.

img

Công nhân lắp cầu mới cạnh cầu cũ, kiểm tra, siết phụ kiện kết nối ray, tà vẹt…

img

Kiểm tra tời trước khi tiến hành sàng cầu, kéo cầu mới vào vị trí cầu cũ

img

Và gia cố hệ trụ tạm để kéo cầu cũ sang, lấy vị trí kéo cầu mới vào

img

Sau khi thông cầu, tiếp tục kiểm tra, căn chỉnh cầu mới. Với cầu cũ sẽ tổ chức thanh thải sau. Ảnh: Xây mới cầu Rồng Trước (Quảng Bình)

img

Tương tự thi công cầu, công đoạn thi công đường sắt cũng cần được phép mở điểm chạy chậm. Khi thi công, không thực hiện thay đồng loạt ray, tà vẹt một lúc mà phải thực hiện thay tà vẹt trước, nhưng cũng không được thay các thanh liền nhau, phải thay chen giữa các thanh cũ để tàu còn chạy qua. Ảnh: Thi công thay tà vẹt tại khu gian Vạn Phú - Phù Mỹ, Bình Định

img

Thay xong toàn bộ tà vẹt, đơn vị thi công sẽ xin lệnh phong tỏa chạy tàu để thay ray. Trước đó, tàu công trình chở ray đến tập kết hai bên đường sắt tại vị trí thi công

img

Trong khoảng thời gian phong tỏa chạy tàu, đơn vị thi công tiến hành thay ray. Thay xong, phải kiểm tra kĩ thuật đảm bảo mới cho thông đường, tàu chạy chậm qua. Ảnh: thi công đường sắt qua Hoàng Mai (Nghệ An)

img

Dự án sử dụng ray P50, dài 25m có độ dày thân ray và độ rộng đế ray lớn hơn nên độ ổn định cao, đồng thời giảm mối nối ray so với ray P43, dài 12,5m cũ. Cùng đó, sử dụng tà vẹt bê tông dự ứng lực mới nên khi tàu qua sẽ giảm được xóc lắc. Ảnh: đoạn đường sắt sau khi thi công thay ray, tà vẹt xong ở Bình Định

img

Trong khi thi công, các đơn vị phải cử nhân viên cảnh giới an toàn (tay đeo băng đỏ), vừa gác, cảnh báo có tàu tới, vừa nhắc nhở công nhân để dụng cụ, thiết bị không vi phạm khổ giới hạn đường sắt, đảm bảo an toàn khi tàu qua

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.