Xã hội

Cận cảnh nhà máy nước mặt Sông Hồng chậm tiến độ

27/07/2022, 08:18

Theo phê duyệt của TP Hà Nội, Nhà máy nước mặt Sông Hồng đưa vào khai thác giai đoạn 1 vào năm 2018, thế nhưng đến nay dự án vẫn còn dang dở.

Dự án Nhà máy nước mặt sông Hồng có diện tích 21,1 ha đặt tại xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng được TP Hà Nội chấp thuận đầu tư vào tháng 10/2015.

Dự án Nhà máy nước mặt sông Hồng có diện tích 21,1 ha đặt tại xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng được TP Hà Nội chấp thuận đầu tư vào tháng 10/2015.

Nhà đầu tư dự án là Công ty CP nước mặt sông Hồng được thành lập bởi ba pháp nhân gồm: Công ty nước sạch Hà Nội, Công ty Cổ phần Thành Long, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và hạ tầng nước sạch Hà Nội.

Nhà đầu tư dự án là Công ty CP nước mặt sông Hồng được thành lập bởi ba pháp nhân gồm: Công ty nước sạch Hà Nội, Công ty Cổ phần Thành Long, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và hạ tầng nước sạch Hà Nội.

Được đầu tư số vốn 3.692 tỷ đồng, Nhà máy nước mặt sông Hồng có công suất thiết kế giai đoạn I là 300.000m3/ngày đêm.

Được đầu tư số vốn 3.692 tỷ đồng, Nhà máy nước mặt sông Hồng có công suất thiết kế giai đoạn I là 300.000m3/ngày đêm.

Trong giai đoạn II, nhà máy có thể hoạt động với công suất 450.000m3/ngày đêm, đảm bảo cung cấp nước cho khu vực phía Nam sông Hồng bao gồm: Đô thị trung tâm Hà Nội (các quận nội thành) và các khu vực chưa có hệ thống cấp nước thuộc phía Tây đường Vành đai 3, phía Bắc đường QL 32 (thuộc quận Bắc Từ Liêm, huyện Đan Phượng).

Trong giai đoạn II, nhà máy có thể hoạt động với công suất 450.000m3/ngày đêm, đảm bảo cung cấp nước cho khu vực phía Nam sông Hồng bao gồm: Đô thị trung tâm Hà Nội (các quận nội thành) và các khu vực chưa có hệ thống cấp nước thuộc phía Tây đường Vành đai 3, phía Bắc đường QL 32 (thuộc quận Bắc Từ Liêm, huyện Đan Phượng).

Mặc dù dự kiến sẽ đưa vào vận hành, cung cấp nước từ năm 2018 nhưng đến nay công trình vẫn ngổn ngang vật liệu xây dựng.

Mặc dù dự kiến sẽ đưa vào vận hành, cung cấp nước từ năm 2018 nhưng đến nay công trình vẫn ngổn ngang vật liệu xây dựng.

Tính đến thời điểm hiện tại, dự án đã chậm tiến độ 4 năm.

Tính đến thời điểm hiện tại, dự án đã chậm tiến độ 4 năm.

Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông trong chiều 26/7, dự án vẫn còn nhiều hạng mục chưa được hoàn thiện.

Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông trong chiều 26/7, dự án vẫn còn nhiều hạng mục chưa được hoàn thiện.

Nhìn từ trên cao, mọi thứ vẫn còn dang dở tại Nhà máy nước mặt sông Hồng.

Nhìn từ trên cao, mọi thứ vẫn còn dang dở tại Nhà máy nước mặt sông Hồng.

Theo thiết kế, tuyến ống truyền dẫn có chiều dài 28,1 km và sử dụng ống gang dẻo có độ bền cao, giúp hạn chế sự cố rò rỉ, vỡ đường ống.

Theo thiết kế, tuyến ống truyền dẫn có chiều dài 28,1 km và sử dụng ống gang dẻo có độ bền cao, giúp hạn chế sự cố rò rỉ, vỡ đường ống.

Tuy nhiên, hàng nghìn ống nối cỡ lớn lại đang nằm "phơi sương" chờ lắp đặt.

Tuy nhiên, hàng nghìn ống nối cỡ lớn lại đang nằm "phơi sương" chờ lắp đặt.

Bên trong công trường chỉ có một vài nhóm công nhân làm việc.

Bên trong công trường chỉ có một vài nhóm công nhân làm việc.

Trong khi đó, nhiều diện tích đất của dự án còn nham nhở, chưa được thi công.

Trong khi đó, nhiều diện tích đất của dự án còn nham nhở, chưa được thi công.

Chia sẻ với PV, một người dân xã Liên Hồng cho biết đang rất trông chờ nhà máy đi vào hoạt động để có nước sạch dùng. Thế nhưng, càng đợi, tiến độ dự án càng chậm. Người dân địa phương vẫn phải dùng nước giếng khoan trong sinh hoạt hàng ngày.

Chia sẻ với PV, một người dân xã Liên Hồng cho biết đang rất trông chờ nhà máy đi vào hoạt động để có nước sạch dùng. Thế nhưng, càng đợi, tiến độ dự án càng chậm. Người dân địa phương vẫn phải dùng nước giếng khoan trong sinh hoạt hàng ngày.

Cũng thuộc dự án xây dựng nhà máy nước mặt sông Hồng, tại khu vực trạm bơm Đan Hoài đang tiến hành thi công các hạng mục công trình thu, trạm bơm nước thô.

Cũng thuộc dự án xây dựng nhà máy nước mặt sông Hồng, tại khu vực trạm bơm Đan Hoài đang tiến hành thi công các hạng mục công trình thu, trạm bơm nước thô.

Trước đó, vào năm 2021 đoạn đê hữu Hồng (K46+160) từng bị nứt, gãy do ảnh hưởng từ việc thi công hạng mục trên.

Trước đó, vào năm 2021 đoạn đê hữu Hồng (K46+160) từng bị nứt, gãy do ảnh hưởng từ việc thi công hạng mục trên.

Hiện đoạn đê này vẫn còn quây tôn và biển báo công trình đang thi công. Để có thêm thông tin, PV Báo Giao thông đã liên hệ với lãnh đạo Công ty CP nước mặt sông Hồng nhưng không ai nghe điện thoại.

Hiện đoạn đê này vẫn còn quây tôn và biển báo công trình đang thi công. Để có thêm thông tin, PV Báo Giao thông đã liên hệ với lãnh đạo Công ty CP nước mặt sông Hồng nhưng không ai nghe điện thoại.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.