Công nghệ

Cận cảnh sức mạnh tên lửa siêu “khủng” Kh-35 của Nga

30/05/2015, 08:25
image

Zvezda Kh-35 với tiếng Nga, NATO gọi là AS-20 'Kayak' là phiên bản phóng từ máy bay phản lực do Nga sản xuất.

1.1Kh-35 do Phòng thiết kế Zvezda phát triển để thay thế cho các tên lửa P-15 Termit bị lỗi thời cũng như dùng cho việc xuất khẩu.

1.2Tên lửa dùng động cơ tuốcbin cánh quạt đẩy (turbofan).

1.3Tên lửa này được điều khiển bay tới mục tiêu ở pha cuối của quỹ đạo bằng lệnh từ radar chủ động của tên lửa và thiết bị đo độ cao vô tuyến.  

1.4Tên lửa này bao gồm các biến thể  Kh35E, Kh35U, Kh35UE,... 

1.5Mỗi biến thể đều được cải tiến và tăng thêm sức mạnh như biến thể Kh-35UE: Phiên bản xuất khẩu của Kh-35U, trang bị cho Nga, tầm bắn tới 260km, (dùng radar chủ động Gran-KE có tầm trinh sát tới 50km), đang phát triển; Kh-35V: Phiên bản phóng từ trực thăng, trang bị cho Nga.

1.6Đề xuất kỹ thuật cho một hệ thống tên lửa Uran với tên lửa chống tàu Kh-35, sử dụng trên các tàu có lượng dãn nước nhỏ và trung bình đã được Phòng thiết kế Zvezda đưa ra cuối năm 1977. 

1.7Tên lửa Kh-35 có tốc độ cận âm, có hình dáng khí động học bình thường với cánh chữ thập, cánh thăng bằng và ống hút khí nửa chìm.  

1.8Tên lửa có cấu tạo bên trong như sau: 1- Đầu tự dẫn; 2- Đầu chiến đấu; 3- Bộ tự hủy; 4- Hệ thống điều khiển quán tính; 5- Máy đo cao; 6- Cửa hút gió; 7- Hệ thống nhiên liệu; 8- Động cơ tuabin phản lực; 9- Máy lái; 10- Động cơ phóng.

1.9Kh-35 dài 4,40m, sải cánh 0,93m, đường kính 0,42m, trọng lượng phóng 630kg.

1.10Kh-35 phiên bản dùng cho máy bay không có động cơ phóng dài 3,85m, nặng 520kg, phiên bản dùng cho trực thăng dài 4,40m, nặng 610kg.  

1.11Tên lửa được phát triển bởi Phòng thiết kế Zvezda (Tổng công ty Tên lửa chiến thuật) vào năm 1983 nhằm thay thế cho P-15 Termit đã lỗi thời. 

1.12Trên thân quả đạn có 4 cánh nâng ở giữa thân để tạo lực nâng cho tên lửa, 4 cánh lái ở đuôi và 4 cánh ổn định lắp trên động cơ phóng.  

1.13Tên lửa được đặt trong các ống phóng, thuận tiện cho việc vận chuyển và bảo quản. 

1.14Khi đặt trong ống phóng, các cánh đều gập lại được và được mở khi ra khỏi ống phóng. Trong ảnh là động cơ phóng.

1.15Nó được thiết kế để tấn công các tàu thuyền có tải trọng lên tới 5.000 tấn.  

1.16Các nước sở hữu Kh-35 hiện nay bao gồm Nga, Ấn Độ, Việt Nam, Iran, Algeria, Myanmar, theo Lao động.


Video tên lửa Uran Kh-35:
 

  Nguồn video: YouTube

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.