Tư vấn

Cận cảnh tầu tuần tra của Hải quân Mỹ vừa bị Iran bắt giữ

13/01/2016, 19:35
image

Hai chiếc tầu tuần tra cao tốc loại RCB cùng 10 thủy thủ của Mỹ đã bị Iran tạm giữ trên hòn đảo Farsi...

1.1

Theo nguồn tin của Lầu Năm Góc, các phương tiện này mất liên lạc từ chiều 12/1, khi đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện thường xuyên và trên hành trình từ Kuwait đến Bahrain. Các phương tiện này là loại tầu tuần tra cao tốc RCB (Riverine Command Boat) và một trong hai chiếc đã bị mắc cạn do gặp sự cố kỹ thuật.

1.2
Tờ New York Times dẫn nguồn tin từ hãng thông tấn Fars cho biết, 2 tầu tuần tra RCB của Mỹ đã đi vào hải phận Iran khoảng 1 dặm và lực lượng Vệ binh Cách mạng đã tịch thu một số thiết bị GPS để có thể chứng minh các tầu này đã "rình mò" trong hải phận Iran.
1.4
10 thủy thủ gồm 9 người đàn ông và một người phụ nữ hiện bị giữ tại đảo Farsi, một hòn đảo giữa Bahrain và Kuwait nơi Iran đặt căn cứ hải quân. Vệ binh cách mạng Iran đã tuyên bố rằng các thủy thủ vẫn "an toàn và khỏe mạnh" và cam kết sẽ sớm phóng thích họ.
1.3
Tầu tuần tra cao tốc RCB thực chất là phiên bản dành riêng cho Hải quân Mỹ từ mẫu xuồng tấn công cao tốc CB-90 của Thụy Điển.
1.5

Đây là mẫu tầu cao tốc được thiết kế chuyên cho nhiệm vụ hoạt động trong vùng sông nước hoặc ven biển. Với phiên bản RCB của Hải quân Mỹ, nó được trang bị nhiều thiết bị liên lạc để đóng vai trò là trạm chỉ huy cho các lực lượng trên sông hoặc có thể tùy biến cho nhiều nhiệm vụ khác.

1.6

Tầu tuần tra có chiều dài 15 m; rộng 3,8 m; lượng giãn nước đầy tải 20.500 kg. Động cơ Roll-Royce trang bị trên tầu giúp nó đạt được tốc độ tối đa lên đến 43 hải lý/giờ. Ngoài ra, với phần thân vỏ được gia cố, nó có thể di chuyển vào vùng biển nhiều đá ngầm để đổ quân.

1.8
RCB chở được 20 lính và trang bị nhiều loại vũ khí, bao gồm cả súng máy hạng nặng cỡ nòng 12,7mm hoặc súng GAU-19 minigun.
1.7
Tuy được thiết kế cho vùng sông nước hoặc ven bờ nhưng những chiếc RCB tỏ ra khá phù hợp với khu vực Vịnh Ba Tư (nơi 2 chiếc vừa bị bắt giữ) do đây có đặc điểm làm vùng biển kín.
1.10
Những chiếc RCB cũng có thể được vận chuyển nhờ các tàu đổ bộ cỡ lớn của Hải quân Mỹ (chứa trong khoang đổ bộ).
1.9
Vụ việc lần này là diễn biến căng thẳng mới nhất trên biển giữa Mỹ và Iran sau khi Mỹ cáo buộc Iran phóng rocket gần nhóm tác chiến tàu sân bay Truman. Washington cho rằng đây là "hành động khiêu khích không cần thiết và không an toàn", theo Trí Thức Trẻ


Video cận cảnh tầu cao tốc RCB của Hải quân Mỹ:

Nguồn video: YouTube

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.