Tư vấn

Cận cảnh uy lực dòng chiến đấu cơ MiG-29SMT của Không quân Nga

05/12/2015, 20:46
image

18 năm sau nâng cấp, đến nay mẫu chiến đấu cơ MiG-29SMT vẫn đang giúp công ty MiG kiếm thêm các hợp đồng mới.

2.1
Ngày 29/11/1997, Cục thiết chế tạo máy bay Mikoyan tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên với chiến đấu cơ MiG-29SMT, biến thể nâng cấp và hiện đại hóa sâu của dòng tiêm kích đánh chặn MiG-29 được Liên Xô đưa vào trang bị từ những năm 1980.
2.2
MiG-29SMT không chỉ đơn thuần là một biến thể nâng cấp thông thường về mặt trang thiết bị điện tử mà còn được cải tiến thiết kế với phần lưng hơi gù. Thực ra đó là nơi lắp đặt thùng dầu phụ hòa nhập khí động học giúp tăng tầm bay đáng kể cho MiG-29SMT.
2.3
Bên cạnh đó MiG-29SMT còn được trang bị cần tiếp nhiên liệu trên không giúp nó có thể tăng thêm tầm hoạt động phục vụ cho nhiệm vụ tác chiến tầm xa hoặc bay hộ tống các phi đội máy bay ném bom chiến lược.
2.4
Chương trình phát triển biến thể nâng cấp của MiG-29 được Không quân Liên Xô và Mikoyan khởi động trong giữa những năm 1980 khi Chiến tranh Lạnh gần kết thúc và ban đầu nó còn được đặt tên là “MiG-33”. Các nguyên mẫu đầu tiên là MiG-29M được giới thiệu vào đầu những năm 1990 và nó được giới thiệu tại triển lãm hàng không Farnborough-1994 với cái tên MiG-33.
2.5
Tuy nhiên sau khi Liên Xô sụp đổ, Mikoyan tiếp tục bắt đầu phát triển một biến thể máy bay chiến đấu đa năng khác dựa trên nền tảng MiG-29 là MiG-35 song song với chương trình MiG-29M. Chính điều này đã khiến việc phát triển biến thể nâng cấp mới cho MiG-29 bị chậm lại trong đó có cả MiG-29SMT.
2.6
Đến năm 1997, nguyên mẫu đầu tiên của MiG-29SMT, một trong những nguyên mẫu hoàn chỉnh được Mikoyan tiến hành bay thử nghiệm, nó chứa hàng loạt cải tiến và thay đổi thiết kế khung thân máy bay so với các nguyên mẫu MiG-29M trước đó.
2.7
Chính điều này đã khiến MiG-29SMT được đánh giá là dòng máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4.5 và chỉ thua kém so với MiG-35 trong gia đình máy bay chiến đấu do Cục thiết kế Mikoyan phát triển.
2.8
Một trong những thay đổi mang tính đột phá của của MiG-29SMT là việc thiết kế lại buồng lái với việc tích hợp các màn hình hiển thị LCDS đa chức năng. Thay đổi này sẽ giúp phi công thao tác dễ hơn trong quá trình bay thay vì buồng lái với hàng chục đồng hồ hiển thị thông số trên các phiên bản MiG-29 cũ.
2.9
MiG-29SMT cũng được trang bị hệ thống radar Zhuk-ME tương tự như của MiG-29M cùng với đó là hệ thống theo dõi và tìm kiếm hồng ngoại IRST được sửa đổi. Mũ bay của phi công MiG-29SMT cũng được tích hợp khả năng hiển thị mục tiêu và các biện pháp áp chế điện tử mới.
2.10
Hệ thống radar Zhuk-ME trên MiG-29SMT có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 120km và có thể theo dõi 10 mục tiêu cùng một lúc và có thể tấn công 4 mục tiêu trong số đó.
2.11
Về phần động cơ, MiG-29SMT cũng được trang bị hai động cơ phản RD-33 thế hệ thứ 3 với công suất khoảng 8.300 kgf cho mỗi động cơ. Tuy nhiên nó lại được xem là lỗi thời so với mẫu động cơ RD-33MK trên biến thể MiG-29M2.
2.12

MiG-29SMT có tầm hoạt động lên tới 2.100km với tốc độ bay tối đa có thể đạt 2.400km/h và có trần bay tối đa là 17.500m. Tuy nhiên phạm vi hoạt động của MiG-29SMT có thể tăng nếu như nó được tiếp nhiên liệu trên không.

2.13
Hiện tại Không quân Nga đang sở hữu phi đội khoảng 28 chiếc MiG-29SMT và sẽ tiếp nhận thêm 16 chiếc nữa trong năm 2016.
2.14
Tiêm kích MiG-29SMT có thể mang theo tối đa 4,5 tấn vũ khí với 6 giá treo vũ khí cho phép mang các loại tên lửa, bom dẫn đường thông minh.
2.15
Trong ảnh là một chiếc MiG-29SMT của Không quân Nga với các tên lửa không đối không Vympel R-27 và Vympel R-73, theo Kiến thức.

 
Video cận cảnh chiến đấu cơ MiG-29SMT của Không quân Nga:

Nguồn video: YouTube

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.