Thế giới

Căng thẳng ngoại giao Hà Lan - Thổ Nhĩ Kỳ leo thang

13/03/2017, 08:05

Ngày 12/3, cảnh sát chống bạo động Hà Lan đụng độ với người biểu tình tại Rotterdam trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao...

11

Khoảng1.000 người biểu tìnhbên ngoài lãnh sự quánThổ Nhĩ Kỳ ở Rotterdam

Cảnh sát đã sử dụng vòi rồng, triển khai lực lượng kỵ binh giải tán đám đông khoảng 1.000 người bên ngoài lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Rotterdam. Chính phủ Hà Lan cho rằng, những cuộc biểu tình như vậy làm dấy nên căng thẳng trước ngày tổng tuyển cử Hà Lan. Cuộc biểu tình nổ ra sau khi Chính phủ Hà Lan ngăn chặn và trục xuất Bộ trưởng Các chính sách xã hội và gia đình Thổ Nhĩ Kỳ Fatma Betul Sayan Kaya hôm 11/3.

Trước đó, Hà Lan đã cấm Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu vào nước này qua đường hàng không.

Chỉ trích động thái từ phía Hà Lan, ông Rutter nói, việc Hà Lan ngăn cấm bà Kaya vào lãnh sự quán ở Rotterdam là “vô trách nhiệm”.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho biết, nước này sẽ đáp trả bằng những biện pháp khắc nghiệt nhất đối với “hành vi không thể chấp nhận” từ phía Hà Lan. Những lùm xùm, căng thẳng và biểu tình trên nổ ra liên quan tới việc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/4, để quyết định việc chuyển chế độ Quốc hội thành Cộng hòa Tổng thống, giống chế độ tại Mỹ. Nếu thành công, sự thay đổi này sẽ trao thêm quyền cho Tổng thống, cho phép họ bổ nhiệm Bộ trưởng, chuẩn bị ngân sách, chọn các Thẩm phán cấp cao quan trọng và thực thi một số luật bằng sắc lệnh. Hơn nữa, riêng Tổng thống còn có quyền thông báo tình trạng khẩn cấp và giải tán Quốc hội. Để thông qua, ông Erdogan cần sự ủng hộ của cử tri trong và ngoài Thổ Nhĩ Kỳ.

Có khoảng 5,5 triệu người Thổ Nhĩ Kỳ sống ở nước ngoài và chiến dịch vận động “Đồng ý” đang được thực hiện tại nhiều nước bao gồm Đức và Hà Lan để kêu gọi sự ủng hộ từ những người này. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.