• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

“Cát tặc” lộng hành trên luồng chạy tàu bị xử phạt bao nhiêu tiền?

28/05/2019, 14:16

Theo Cục Đường thủy nội địa VN, trường hợp khai thác cát trái phép trên luồng đường thủy bị xử phạt theo Nghị định 132 của Chính phủ.

Hai tàu trên sông Hồng tại Hà Nội có gắn thiết bị hút cát bị CSGT tạm giữ để làm rõ vi phạm

Gần đây, tại nhiều địa phương xảy ra tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên đường thủy quốc gia, gây ảnh hưởng đến luồng, công trình bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy.

Đại diện Cục Đường thủy nội địa VN cho biết, trên các tuyến đường thủy quốc gia hiện không có dự án nạo vét luồng xã hội hóa nào được triển khai, vì vậy các trường hợp hút cát, sỏi trên luồng, phạm vi bảo vệ luồng đều bất hợp pháp. Trường hợp không xuất trình được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền về tài nguyên, bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 132/2015 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

Cụ thể, khoản 9 Điều 5 Nghị định 132, phạt 40-50 triệu đồng đối với hành vi khai thác cát, sỏi hoặc khoáng sản khác trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng; phạt 50-60 triệu đồng đối với hành vi khai thác trong luồng đường thủy; phạt 60-65 triệu đồng nếu khai thác trong phạm vi bảo vệ công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy.

Ngoài mức xử phạt tiền trên, các trường hợp vi phạm trong phạm vi trên còn bị tịch thu phương tiện, thiết bị được sử dụng để trực tiếp khai thác cát, sỏi hoặc khoáng sản.

“Phương tiện, thiết bị tịch thu theo quy định trên là xáng, cạp, cuốc, hút, cẩu ngoạm và thiết bị máy nổ, máy bơm, máy hút, đường ống, các máy móc thiết bị, dụng cụ khai thác được sử dụng trực tiếp khai thác cát sỏi hoặc khoáng sản khác”, Thông tư 12/2016 của Bộ GTVT hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 132/2015 của Chính phủ nêu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.