Nạo vét đường tạm, mở đường đến cảng
Theo tạp chí Fortune, thời điểm cây cầu Francis Scott Key bị tàu chở container đâm trúng và đổ sụp xuống khu vực Cảng Baltimore hôm 26/3, các đơn vị vận tải hàng hóa đường thủy lớn trên khắp thế giới đã lo ngại thảm kịch này có thể khiến tuyến vận tải quan trọng qua cầu bị ngưng trệ trong thời gian dài gây tổn thất lên đến hàng tỷ USD.
Thậm chí, vào thời điểm đó, CEO của hãng bảo hiểm Lloyd John Neal còn đánh gia đây là "một trong những tổn thất lớn nhất trong lịch sử hàng hải".
Tuy nhiên, chỉ ba tuần sau, các nhóm phụ trách công tác dọn dẹp, xử lý hiện trường cầu Francis Scott Key thuộc lực lượng Công binh Lục quân Mỹ (ACE) đã lên kế hoạch đầy tham vọng để mở lại hoàn toàn cảng và giảm thiểu thiệt hại hết sức.
Cụ thể, CEA sẽ nạo vét sông, tạo một tuyến đường mới tiếp cận đến cảng Baltimoew vào cuối tháng này với độ sâu khoảng 11m và chiều rộng đủ lớn để một vài tàu chở container và tàu chở xe hơi và máy cày có thể dễ dàng đi lại. Tuyến đường có vai trò cực kỳ quan trọng bởi Baltimore là cảng trung chuyển xe hơi và máy móc phục vụ nông nghiệp lớn nhất của Mỹ.
Dự kiến đến cuối tháng 5, ACE sẽ mở lại tuyến đường ban đầu vốn có độ sâu 15,24m. Hiện tại, tuyến đường này đang phải đóng cửa do bị các vật thể rơi từ cầu Francis Scott Key chắn ngang.
Trung tướng Scott A. Spellmon, Tổng tư lệnh ACE cho biết: "Việc mở lại toàn bộ các tuyến đường ở khu vực cầu Francis Scott Key là vẫn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Kế hoạch đầy tham vọng nói trên có thể bị ảnh hưởng vì điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc tình hình thực địa phức tạp. Chúng tôi đang làm nỗ lực hết sức nhưng vẫn bảo đảm an toàn để dọn dẹp tuyến đường này và khôi phục hoàn toàn mọi dịch vụ của cảng Baltimore bởi nó có tầm quan trọng sống còn đối với quốc gia".
Vì sao thiệt hại không như dự báo?
Ban đầu, khi cầu Francis Scott Key bị sập, các nhà điều hành vận tải biển lo ngại cảng sẽ bị đóng cửa trong thời gian lâu hơn nhiều.
Như ông Rich Kane, chủ tập đoàn trung gian vận tải hàng hóa Kane Group đã vội báo ngay với các tàu vận tải, thông báo nguy cơ cảng có thể phải đóng cửa trong vòng 6 tháng.
Vụ cầu Francis Scott Key bị sập cũng không khiến chi phí vận tải đường biển gia tăng như một số nhà quan sát lo ngại. Một khảo sát gần đây của hãng đánh giá về vận tải xuyên đại dương Xeneta cho thấy, giá vận tại từ Đông Á đến Bờ Đông của Mỹ thậm chí còn giảm 1% sau thảm họa nói trên. Hầu hết các tàu từ Đông Á chuyển sang các cảng khác vẫn ở Bờ Đông như New York và New Jersey.
Nguyên nhân được cho là do thời điểm xảy ra vụ sập cầu gần trùng với Lễ Phục Sinh khi hàng hóa vận tải trên biển thường không diễn ra nhiều. Dữ liệu từ hãng quản lý logistics GoComet cho thấy số lượng tàu cập cảng New York và New Jersey giảm tới 25% và đến cảng Savannah giảm hơn 22% kể từ khi cầu bị sập đến ngày 1/4.
Ông Chris Rogers, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chuỗi cung ứng tại S&P Global Market Intelligence đánh giá: "Chủ các tàu chở hàng đã nhanh chóng thay đổi tuyến đường tránh cảng Baltimore trong khi Lục quân Mỹ đã thông báo có thể mở toàn bộ tuyến đường đến cảng này sớm hơn dự kiến. Rõ ràng, mạng lưới logistics hoàn toàn có thể trụ được trước những thay đổi bất thường như đang diễn ra ở khu vực Biển Đỏ hay việc hạn chế đi lại ở kênh đào Panama".
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận