Xã hội

CEO Lê Hồng Thuỷ Tiên làm diễn giả tại Diễn đàn tri thức thế giới 2022

26/09/2022, 16:50

Tham dự diễn đàn là những chuyên gia, chính trị gia, lãnh đạo các tập đoàn nổi tiếng thế giới như thủ tướng Anh, Pháp, Thái tử Đan Mạch...

Mới đây, Diễn đàn tri thức thế giới 2022 - World Knowledge Forum lần thứ 23 đã diễn ra trong 2 ngày tại Seoul, Hàn Quốc với chủ đề: Siêu đền bù, khôi phục sự thịnh vượng và tự do toàn cầu.

Ceo Lê Hồng Thủy Tiên vinh dự nhận được thư mời từ tổng thư ký của Asean-Korea Centrer làm diễn giả tại diễn đàn năm nay

img

Bà Thuỷ Tiên chia sẻ tại diễn đàn tri thức thế giới 2022 - World Knowledge Forum

Tham gia làm diễn giả năm nay tại WKF là những chuyên gia, chính trị gia và các lãnh đạo của các tập đoàn nổi tiếng trên thế giới như cựu thủ tướng Anh David Cameron, Francois Hollande cựu tổng thống thứ 24 của nước Pháp, thái tử Frederik - Đan Mạch,… cùng với hơn 2000 doanh nghiệp Hàn Quốc và các nước trên thế giới.

Dịch covid-19 ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trên khắp thế giới như chuỗi cung ứng, chính sách tài khóa, cách thức làm việc, hành vi tiêu dùng cá nhân... Trong bối cảnh đó, Trung tâm Asean - Hàn Quốc và Diễn đàn Tri thức Thế giới đã tổ chức diễn đàn này để đánh giá môi trường kinh doanh sau đại dịch trong khu vực Asean và đánh giá các mối liên hệ giữa các nước Asean và Hàn Quốc.

img

Bà Thuỷ Tiên chụp cùng ông Mr Kim Hae-Yong - tổng thư ký Asean-Korea Centrer

Chia sẻ tại diễn đàn, bà Thủy Tiên cho rằng, Asean là một trong những khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới với tổng GDP năm 2021 đạt 3,3 nghìn tỷ USD và nền kinh tế của châu Á cũng mang lại lợi ích thiết thực cho khoảng 680 triệu người.

Có nhiều yếu tố để các doanh nghiệp Asean trở thành người chơi chủ chốt trong nền kinh tế thế giới như: Tận dụng sức mạnh của dữ liệu và công nghệ để giành chiến thắng trong nền kinh tế không biên giới. Tập trung vào phát triển các giải pháp mang tính bền vững và dẫn đầu quá trình chuyển đổi năng lượng. Mở rộng quy mô hoạt động thông qua tăng trưởng nội lực, liên minh và mua bán - sáp nhập.

Đặt tốc độ và sự nhanh nhạy làm trọng tâm của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp châu Á cần ứng xử phù hợp với quốc gia mà bạn cần tham gia bằng cách tham gia các luồng và mạng lưới của họ, cung cấp những gì Asean cần. Có rất nhiều sự độc đáo trên thế giới và không phải tất cả các thị trường đều giống nhau. Chúng ta nên tīm hiểu bản chất độc đáo của mỗi thị trường, xem xét và tôn trọng từng thị trường để đạt đến thành công", bà Thủy Tiên nói.

Cũng theo bà Thủy Tiên, sau mỗi cơn bão sẽ xuất hiện cầu vồng và việc bạn có chuẩn bị để thu hoạch sự may mắn của chiếc cầu vồng đó hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng hoạch định chiến lược của bạn về cách điều hướng cơn bão.

"Khi Covid ập đến, như những công ty khác chúng tôi đã tuân thủ nghiêm túc các quy định phòng dịch của chính phủ như giãn cách xã hội, đóng cửa 25 văn phòng và 1200 cửa hàng bán lẻ, mọi thứ đều phải làm việc từ xa và online.

Ngay lúc đó, chúng tôi đưa ra định hướng phải cân bằng giữa tốc độ tăng trưởng và bảo vệ lợi nhuận sau đại dịch. Chúng tôi đã lập kế hoạch hành động ngay lập tức: ưu tiên bố trí cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên đi tiêm vắc xin, hạn chế tối đa việc chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên vi ngành kinh doanh bán lẻ thời trang, bán lẻ hàng không F&B... cần có các nhân viên đã được đào tạo chuyên nghiệp - nếu để họ đi thì khó tuyển dụng và đào tạo lại. Cố gắng kiếm doanh thu bằng các phương tiện trực tuyến, kỹ thuật số, thương mại điện tử, facebook, mạng xã hội kỹ thuật số… Giữ liên lạc, chăm sóc và phục vụ khách hàng qua email, sms… bằng cách gửi xu hướng, tin tức, hình ảnh, video cập nhật từ 108 thương hiệu của mình.

Kết quả đáng kinh ngạc: trong 3 tháng bị “cách ly” chúng tôi vẫn có doanh thu khoảng 35% tổng doanh thu trước “giãn cách” ở các mặt hàng xa xỉ như đồng hồ, trang sức, quần áo sang trọng…

Sau đó chúng tôi đàm phán trao đổi với ngân hàng, nhà cung cấp, thương hiệu, chủ nhà thuê cửa hàng để được hỗ trợ, miễn giảm các chi phí tối đa. Nhờ vào việc định hướng đúng, khi Việt Nam mở cửa, hết thời gian giãn cách xã hội, chúng tôi đã có đầy đủ lực lượng nhân sự để trở lại bắt tay vào việc kinh doanh ngay lập tức, không mất thời gian “lấy đà” vì vậy chúng tôi phục hồi và tăng trưởng ngoạn mục sau thời gian Covid", bà Thủy Tiên chia sẻ.

Bên cạnh đó, bà Thủy Tiên cho biết: "Bằng cách chấp nhận thực tế của đại dịch, chúng tôi đã nhìn thấy những lỗ hổng mà nó để lại trên thị trường thế giới: đó là việc ngành hàng không chịu ảnh hưởng lớn dẫn đến chuỗi cung ứng của thế giới rơi vào tình trạng hỗn loạn, giá chi phí vận chuyển hàng không đã tăng kịch trần, gây hàng loạt khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và làm nền kinh tế bất ổn ,

Vậy là IPP Air Cargo và Bellazio Logistics ra đời. Hãng hàng không chuyên chở hàng hóa đầu tiên của Việt Nam và hệ thống kho bãi hậu cần được đầu tư bài bản chuyên nghiệp để hỗ trợ và chuyên nghiệp hóa chuỗi cung ứng của Việt Nam và thế giới".

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.