Giáo dục

Cha mẹ Nhật Bản không cho con học ở phòng riêng, biết lý do ai cũng gật gù

13/04/2020, 01:00

Đây là một phần trong văn hóa giáo dục của người Nhật, rất đáng để các bậc cha mẹ tham khảo và học hỏi.

Cách đây một thời gian, một sinh viên quốc tế có tên là Mu Mei, Trung Quốc có đăng một bài viết trên Internet. Cô nói rằng mình từng đến Nhật Bản du học và thấy một hiện tượng lạ, đó là nhiều gia đình tại đây không có phòng học dành riêng cho con cái. Cô rất tò mò và đã tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này. Biết được lý do, cô ngay cảm thấy càng thán phục về cách giáo dục con cái của người Nhật. Sau đây là những lợi ích của trẻ khi không có phòng riêng để học mà cô tìm hiểu được.

img

Ảnh: Mamastar

Thuận tiện cho cha mẹ giám sát việc học

Thông thường cha mẹ thường hy vọng trẻ có không gian riêng để yên tĩnh mà tập trung cho việc học. Trong khi đó, khả năng tự kiểm soát và ý thức của trẻ còn rất kém. Nếu ở một mình, trẻ thường có xu hướng trốn học, ngủ, đọc truyện..., điều này sẽ không có lợi cho việc cải thiện kết quả học tập của trẻ trong thời gian dài.

Nếu đứa trẻ không có phòng học đặc biệt, việc học ở nhà sẽ nằm trong tầm nhìn của cha mẹ và họ có thể thấy bất kỳ hành động lười biếng nào của trẻ. Có người giám sát sẽ khiến trẻ có ý thức và nghiêm trúc hơn trong việc học.

Tăng cơ hội tương tác với mọi người trong gia đình

img

Khi một đứa trẻ bận rộn và quan tâm đến một cái gì đó cần nghiên cứu, chúng sẽ nói rõ với cha mẹ. Ngay sau khi ăn cơm xong, cha mẹ sẽ ý thức giữ im lặng để trẻ tập trung học. Nếu một đứa trẻ có phòng riêng và khi quá mải mê vào việc nghiên cứu, học cái gì đó sẽ không gặp gỡ các thành viên trong gia đình, mọi người cũng sẽ ít tương tác với nhau. Theo thời gian, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình trở nên nhạt nhẽo.

Trẻ tham gia nhiều vào những sự kiện của gia đình

Đứa trẻ không có phòng học riêng thì khi có chuyện lớn hay nhỏ xảy ra ở nhà, chúng có thể tham gia bất cứ lúc nào. Trẻ có nhiều cơ hội để giao tiếp với các thành viên trong gia đình, mối quan hệ gia đình trở nên hài hòa và ấm áp hơn. Do đó, cha mẹ không cần phải chuẩn bị phòng học riêng cho trẻ.

Loại bỏ thói quen tự cho mình là trung tâm ở trẻ

Trẻ có một phòng học riêng rất dễ hình thành thói quen tự cho mình là trung tâm, có nhiều đặc quyền hơn. Chẳng hạn, mọi người phải gõ cửa để gọi ăn, để các thành viên trong gia đình phải chờ đợi. Sau một thời gian dài, trẻ sẽ có suy nghĩ: "Mình là người quan trọng nhất trong ngôi nhà này". Tính xấu này ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ giữa cá nhân trong gia đình và xã hội của trẻ sau này.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.