Giáo dục

Cha mẹ Việt thường la mắng con nhưng hậu quả để lại không phải ai cũng biết

26/10/2019, 01:00

Chuyện phụ huynh la hét, mắng mỏ con chắc chắn không phải hiếm, song cha mẹ không hề biết hậu quả mà điều đó để lại với trẻ.

img

Tất cả các phụ huynh đều từng la mắng con. Không có cha mẹ nào có thể khẳng định có thể bình tĩnh trong suốt quá trình nuôi con dù là người kiên nhẫn và yêu thương con đến cỡ nào.

Khi la mắng con, thấy trẻ khóc, đỏ mặt, cha mẹ sẽ cảm thấy có lỗi cho con. Nhưng nếu phụ huynh hi vọng có thể giúp con nhận ra những điều đang làm sai bằng cách la mắng thì bạn đã nhầm. Bởi vì, điều này có thể khiến con thậm chí không hiểu gì cha mẹ đang la mắng điều gì.

Con bạn không hiểu cha mẹ đang nói gì

Lúc còn nhỏ, con của bạn mới bắt đầu hiểu khái niệm đúng, sai. Những gì bạn thấy con phạm lỗi thì với trẻ có thể không là gì. Hơn nữa, vì phụ huynh đã mất bình tĩnh và giọng nói của cha mẹ khiến con căng thẳng nên con có thể khó tiếp cận những gì bạn đang nói. Nếu như con chịu làm theo những điều cha mẹ yêu cầu thì không phải là con hiểu tất cả mà chỉ muốn phụ huynh ngừng la hét, mắng mỏ mà thôi.

Con mất sự tự tin

Nếu cha mẹ tiếp tục cố phát hiện ra điều gì đó con làm sai có thể khiến trẻ nghi ngờ về bản thân kể cả khi con làm đúng. Điều này về lâu dài khiến con mất sự tự tin. Trẻ sẽ cảm thấy bản thân luôn làm sai và chẳng bao giờ làm đúng, không tin vào khả năng của mình.

Con cảm thấy bất an

Việc liên tục có cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng lâu dài cho trẻ. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Phát triển Trẻ em phát hiện, những đứa trẻ trong quá trình lớn lên mà bị cha mẹ la mắng như một cách giao tiếp bình thường thì sẽ bị lo lắng, trầm cảm hay các vấn đề tâm lý khác. Khi cha mẹ la mắng con, trẻ sẽ học theo, sau này cũng sẽ la mắng người khác như phu huynh đã làm.

Con hung hăng hơn

Theo trang Healthline, cha mẹ la mắng con có thể khiến trẻ hung hăng hơn. Nhìn chung la mắng con dù trong hoàn cảnh nào cũng là biểu hiện của sự tức giận nó khiến cho con sợ bố mẹ và lo lắng, bất an. Còn sự bình tĩnh sẽ giúp con được cảm thấy yêu thương và được đồng cảm dù hành động của con là không được chấp nhận.

La mắng kèm với những lời nói lăng mạ, nói tục có thể coi là lạm dụng về mặt tinh thần. Nó sẽ để lại hậu quả lâu dài là trẻ lo lắng, lòng tự trọng thấp và gây hấn với người khác.

Vì vậy cần làm gì để tránh la mắng con?

Cho một khoảng thời gian để bình tĩnh

Bạn cần giữ được bình tĩnh khi tức giận đến nỗi mất kiểm soát và nói to. Bạn nên bước ra khỏi nơi quát mắng con một vài phút. Lúc đó, bạn cần suy nghĩ và hít thở sâu để bình tĩnh. Đây cũng là cách dạy con về cách quản lý cảm xúc.

Thừa nhận cảm xúc tức giận của cha mẹ

Tức giận là điều bình thường. Cha mẹ có thể nói với con về sự tức giận sẽ giúp con nhận ra đó là một phần của con người chúng ta. Nói về cảm xúc của bạn và khuyến khích con của bạn nói ra điều đó như cha mẹ giúp con tôn trọng bản thân và người khác, hình thành các mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống.

Bình tĩnh nói chuyện với con nhưng kiên quyết để không lặp lại hành vi xấu

Trẻ em thỉnh thoảng nghịch ngợm, đó là một phần của quá trình lớn lên. Cha mẹ nên nói chuyện với con một cách tôn trọng, nhưng cần nói cho con hiểu có những hành vi không được tha thứ. Cha mẹ hãy nhìn ngang tầm mắt của con hơn là nói chuyện với con khi đứng trên cao cúi xống hay từ xa.

Không đe dọa hay trừng phạt làm bẽ mặt con

Việc cha mẹ đe dọa và trừng phạt làm con bẽ mặt hay xấu hổ khiến trẻ cảm thấy không an toàn. Cha mẹ nói chuyện cặn kẽ với con về hành vi của trẻ nhưng phải kèm cảnh báo rõ ràng ví dụ như đồ chơi là để chơi chứ không phải để đánh người khác.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.