Công nghệ mới

Chân giả được điều khiển bằng... não người

29/05/2015, 05:10

Chân giả có cảm biến điện tử, giúp những người khuyết tật có thể cử động bình thường.

1 chGn gi_ th(ng minh =i_u khi_n b_ng n_o ng²_i
 

Các nhà khoa học hãng kỹ thuật cơ khí y sinh Ossur vừa phát minh chân giả có cảm biến điện tử, giúp những người khuyết tật có thể cử động bình thường, theo Popsci.

Ông Gudmundur Olafsson bị một tai nạn mất đi đôi chân vĩnh viễn từ khi còn nhỏ khiến gần một thập kỷ ông không thể cử động mắt cá chân phải của mình.

Chiếc chân bị mất được thay thế bằng chân giả Proprio Foot. Proprio là một robot mặc định, có các cảm biến tự động điều chỉnh dịch chuyển của bàn chân trong quá trình sải chân đi. Mắt cá chân di chuyển trên máy lái tự động. Ở tuổi 48, ông Olafsson dễ dàng điều chỉnh mắt cá chân phải của mình bằng cách nghĩ về nó. Khi các xung điện từ não phát tín hiệu ra lệnh đến bàn chân, tín hiệu sau đó sẽ truyền đến Proprio Foot.

Ossur là hãng duy nhất sở hữu công nghệ này. Thành phần chính của hệ thống là bộ cảm biến cấy ghép Implanted MyoElectric Sensors (IMES), có kích thước nhỏ như que diêm và được cấy ghép vào vị trí của chi bị mất. Ossur  đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên quy mô lớn, hy vọng sẽ ra mắt thị trường trong 3-5 năm tới.

Những ca phẫu thuật ghép chỉ mất 15 phút, và mỗi bộ cảm biến chỉ cần một vết mổ dài 1cm. Đó là các cảm biến nhỏ khoảng 3 mm - 80 mm nối bởi dây từ tính trong các phần xương đệm kết nối với các bộ phận tay, chân giả của người sử dụng. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.