Du lịch

Chiêm ngưỡng "đệ nhất hùng quan trên đỉnh đèo Hải Vân" từ trên cao

26/08/2018, 20:22
image

Hải Vân Quan là cụm công trình phòng thủ triều Nguyễn tọa lạc ở độ cao 490m, bên đường thiên lý vắt qua núi...

Chiem- nguong- cum- cong- trinh- phong- thu- thoi-

Di tích Hải Vân Quan bên cung đường thiên lý Bắc- Nam nhìn từ đỉnh núi phía đối diện

Hải Vân Quan là một di tích kiến trúc quân sự có giá trị đặc biệt về lịch sử, quân sự, kiến trúc cảnh quan thu hút đông đảo khách tham quan. Tuy nhiên, do tranh chấp về địa giới giữa 2 địa phương, suốt một thời gian dài, Hải Vân Quan bị “bỏ rơi” và dần trở thành “phế tích” trong sự xót xa của du khách trong và ngoài nước.

Khoảng cuối năm 2016, phía Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng mới có cái “bắt tay” để cứu di tích này. Đến ngày 14/4/2017, Hải Vân Quan thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) đã được Bộ VHTT&DL xếp hạng là Di tích Quốc gia. Đồng thời, đề nghị UBND các cấp nơi có di tích được xếp hạng thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

CLIP: Chiêm ngưỡng "cụm công trình phòng thủ thời Nguyễn" từ trên cao

10 ngày sau đó, Sở VH&TT Thừa Thiên- Huế và TP Đà Nẵng tổ chức cuộc họp với các cơ quan, đơn vị liên quan của 2 địa phương để đánh giá hiện trạng và thống nhất các nội dung tham mưu tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP Đà Nẵng trong việc phối hợp xây dựng phương án bảo vệ, phát huy giá trị di tích. Ngày 24/5/2017, tại lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Hải Vân Quan, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP Đà Nẵng đã ký biên bản ghi nhớ phối hợp thực hiện công tác bảo tồn, quản lý di tích và cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích.

Trong lịch sử, Hải Vân là một trong những cửa ải quan trọng của Việt Nam được sự quan tâm đặc biệt của nhiều triều đại. Các triều Trần, Hồ, Lê, Mạc đều đặt đồn phòng thủ tại đây. Chúa Nguyễn Hoàng cũng đã xem vị trí này là “yết hầu của vùng Thuận Quảng”. Hoàng đế Gia Long ngay sau khi lên ngôi đã điều quân đến ải Hải Vân đặt các đồn lính để canh giữ.

CLIP: Hải Vân Quan bên đường thiên lý Bắc- Nam vắt qua đỉnh núi Hải Vân

Năm 1826, vua Minh Mạng cho xây dựng Hải Vân Quan như một pháo đài quân sự để phòng thủ ở cửa ngõ phía Nam của Kinh đô Huế. Bên trong và ngoài của pháo đài bố trí súng thần công và kính thiên lý với mục đích canh phòng, trấn thủ.

Để thực hiện công tác bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan, ngày 28/3/2018, Bộ VHTT&DL có Quyết định cho phép Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Sở VH&TT TP Đà Nẵng và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành khai quật khảo cổ. Sau hơn 4 tháng triển khai, ngày 24/8, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Sở VH&TT TP Đà tổ chức công bố kết quả sơ bộ kết quả khảo cổ tại di tích Hải Vân Quan. 

Một số hình ảnh Hải Vân Quan:

Chiem- nguong- cum- cong- trinh- phong- thu- thoi-

Một số lô cốt, cổng "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" (phía trước) và cổng Hải Vân Quan (phía sau). Phía trước bên phải là công trình Bia Di tích chiến thắng Đồn Nhất

Chiem- nguong- cum- cong- trinh- phong- thu- thoi-

Bảng phân định địa giới "chia" Hải Vân Quan giữa thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng)

Chiem- nguong- cum- cong- trinh- phong- thu- thoi-

Đường Thiên lý Bắc - Nam vắt qua đỉnh đèo Hải Vân hùng vĩ rồi... uốn lượn xuống phía Đà Nẵng...

Chiem- nguong- cum- cong- trinh- phong- thu- thoi-

... và Thừa Thiên- Huế

Chiem- nguong- cum- cong- trinh- phong- thu- thoi-

Bảng phân định địa giới bên tấm bảng giới thiệu Hải Vân Quan gần lối lên xuống cổng Thiên hạ đệ nhất hùng quan

Chiem- nguong- cum- cong- trinh- phong- thu- thoi-

Cổng Thiên hạ đệ nhất hùng quan hiện cũng là lối ra vào di tích Hải Vân Quan

Chiem- nguong- cum- cong- trinh- phong- thu- thoi-

Con đường từ cổng Thiên hạ đệ nhất hùng quan lên cổng Hải Vân Quan

Chiem- nguong- cum- cong- trinh- phong- thu- thoi-

Cổng Hải Vân Quan nhìn xuống con đường thiên lý Bắc- Nam vắt qua đỉnh đèo Hải Vân. Đây là một trong những khu vực khai quật khảo cổ

Chiem- nguong- cum- cong- trinh- phong- thu- thoi-

Sau hơn 4 tháng triển khai, ngày 24/8, kết quả khảo cổ tại di tích Hải Vân Quan đã được công bố. Trong ảnh: mặt phía sau cổng Hải Vân Quan

Chiem- nguong- cum- cong- trinh- phong- thu- thoi-

Với diện tích gần 900m2 khai đào tại 4 mặt lũy thành và trong lòng khu di tích, kết quả khảo cổ đã làm xuất lộ hoàn toàn các dấu tích nền móng kiến trúc còn lại của di tích Hải Vân Quan thời Nguyễn như: bậc cấp, lối đi của 2 cổng, hệ thống tường thành, pháo nhãn; dấu vết nền móng kiến trúc nhà Trú Sở và Vũ Khố

Chiem- nguong- cum- cong- trinh- phong- thu- thoi-

Ngoài ra, trong quá trình khai quật cũng đã phát lộ nhiều dấu tích kiến trúc được xây dựng trong giai đoạn từ 1946- 1975, khi quân đội Pháp và Mỹ đồn trú tại đây.

Chiem- nguong- cum- cong- trinh- phong- thu- thoi-

Ngoài cụm công trình phòng thủ thời Nguyễn và cảnh quan hùng vĩ từ trên đỉnh núi, có thời điểm, du khách được chiêm ngưỡng sương mù đua nhau phủ kín núi Hải Vân...

Chiem- nguong- cum- cong- trinh- phong- thu- thoi-

... "Bịt mắt" người đi đường

Kết quả khai quật khảo cổ cũng cho thấy, dấu tích kiến trúc Hải Vân Quan thời Nguyễn là cổng "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" và dấu vết bậc cấp, đường đi. Cổng Thiên hạ đệ nhất hùng quan với kích thước cổng rộng toàn bộ 7,9m, cao 6,52m, dày 4,79m; vòm cổng rộng 3,47m, cao 4,55m. Nền cổng lát đá sa thạch, mép ngoài bó vỉa bằng hàng gạch vồ dựng nghiêng, tiếp đến là lớp đá dăm nhỏ đầm chắc với vôi hàu. Trước cổng có khoảng sân rộng 7,9m, dài 7,1m được đầm chặt bằng đất cát và đá núi loại nhỏ, mặt sân nền bằng vữa hàu truyền thống (dày 0,2m).... Phía trước nền sân là lối đi của đường thiên lý từ Kinh đô Huế vào cổng Thiên hạ đệ nhất hùng quan...

Phía trong cổng Thiên hạ đệ nhất hùng quan, kết quả khai quật cũng đã làm rõ dấu tích bậc cấp đi từ cổng "Hải Vân Quan" lên. Cổng Hải Vân Quan hiện nay vẫn còn giữ nguyên kết cấu với kích thước cao 6,45m, rộng 7,9m, lòng cổng rộng 3,48m, được xây cuốn vòm bằng gạch vồ, chân bó đá Thanh, nền lát đá sa thạch... Sau công bố kết quả khảo cổ, phía đơn vị tư vấn cũng đã báo cáo các phương án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.