Khám phá

Chiêm ngưỡng vẻ cổ kính của "Thành Nhà Hồ" thu nhỏ

07/01/2019, 08:17
image

Đền thờ Thái phó Nguyễn Văn Nghi được xem như một "Thành Nhà Hồ" thu nhỏ với những nét cổ kính.

20181011_121506

Cổng đền được thiết kế theo hình mái vòm như kiến trúc "Thành Nhà Hồ"

Từ con đường bê tông rộng chừng hơn 2m thuộc xã Đông Thanh (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) nối QL45 đến khu di tích khoảng hơn 400m, ban đầu rất khó để hình dung ở đây tồn tại một ngôi đền cổ. Qua những chặng cây bạch đàn, một con đường đá lộ ra nối thẳng vào cổng đền thờ Thái phó Nguyễn Văn Nghi với hình vòm trông rất cổ kính như "Thành Nhà Hồ" thu nhỏ.

Theo quan sát, đền được thiết kế bao gồm 2 vòng thành khép kín: thành đất (thành ngoại) ở ngoài, thành đá (thành nội) phía trong. Bên trong thành nội có gian nhà thờ Thái phó Nguyễn Văn Nghi. Trong khuôn viên đền thờ còn có nhóm tượng chầu bằng đá như voi, ngựa... được tạc khắc theo lối tả thực rất sinh động, tượng võ sĩ, bia đá, thành giếng... Tất cả bị rêu phong, ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ.

20181011_121347

Gian nhà thờ Thái phó Nguyễn Văn Nghi

Đền thờ Thái phó Nguyễn Văn Nghi được xây dựng năm 1617 niên hiệu Hoàng Định đời vua Lê Chính tông (1600-1639) với diện tích 26.345 m2. Đền được xây theo kiểu “nội công ngoại quốc” có 2 vòng thành, kiến trúc đền bằng gỗ lim và đá. Đền được trùng tu qua 2 lần. Lần thứ nhất do con trai ông là Nguyễn Khải đứng ra tu sửa vào năm 1627 và lần thứ 2 do cháu ngoại ông là Khắc Tuy cùng nhân dân 14 xã trong huyện Đông Sơn tu sửa vào năm 1631.

Đền thờ Thái phó Nguyễn Văn Nghi là một trong những ngôi đền cổ lâu đời và độc đáo đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia  vào năm 1990.

Được biết, Thái phó Nguyễn Văn Nghi (sinh năm 1515, mất năm 1584) ở làng Ngọc Bôi (nay là làng Kim Bôi, xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn). Năm 1554 đời Lê Trung Tông, ông đỗ nhất giáp chế khoa. Ông là người đoan chính, trọng khuôn phép và giữ chức Hàn Lâm Hiệu Lý. Năm 1556, Lê Anh Tông lên ngôi, ông Nguyễn Văn Nghi được cử vào cung dạy học cho vua, được vua Lê trọng vọng. Sang năm 1557, ông được lên chức Cấp sự hộ khoa kiêm quản lý tài chính. Sau đó Nguyễn Văn Nghi đổi sang làm Tả thị lang bộ Binh, Tổng ký lục chính dinh. Năm 1580 thời vua Lê Thế Tông, ông sang làm Tả thị lang Bộ Lại, vào hầu vua trong điện kinh diên, kiêm học sĩ Đông các. Vua Lê Thế Tông còn trẻ, lại được ông giảng dạy.

Theo ghi chép, Nguyễn Văn Nghi là bậc Đại khoa ngôi cao chốn triều trung, được tôn làm Phúc Thần vinh hoa chồng chất, phúc đức cao đầy, phúc cho nước, phúc cho dân.

Dưới đây là một số hình ảnh về Đền thờ Thái phó Nguyễn Văn Nghi:

20181011_121057

Lối đi vào khuôn viên đền thờ vẫn còn nguyên bệ đá

20181011_121211

Hai bên cổng ở thành ngoài là những bức tượng: Võ sĩ, Ngựa, Voi,...

20181011_122115

Mỗi bên đều có tượng linh vật

20181011_121208

Ngựa đá được chạm khắc một cách chân thực

20181011_122222

Tượng voi còn nguyên vẹn với những họa tiết được chạm khắc tinh xảo

20181011_121850

Tượng võ sĩ đừng hai bên ở lối vào

20181011_122024

Giếng cổ với bệ đá còn nguyên sau những thăng trầm thời gian

20181011_122029

 

20181011_122042

Miệng giếng có đường kính khoảng 70cm, nước trong xanh

20181011_122124

 

20181011_122134

Trong khuôn viên thành ngoại vẫn còn lưu giữ 2 tấm bia đá cổ

20181011_121506

Cổng vào phía trong khu gian thờ Thái phó Nguyễn Văn Nghi rêu xanh phủ kín

20181011_121911

Cổng được các nghệ nhân xây theo kiểu mái vòm, có chốt bằng đá trông giống cổng "Thành Nhà Hồ"

20181011_122059

Những khối đá lớn cũng đây đặt chồng lên nhau tạo thành một bức tường kiên cố

20181011_121533

Đây còn gọi là tường của thành nội

20181011_121347

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những khu nhà chính bị hư hỏng, đổ sập giờ chỉ còn mỗi gian nhà nối để thờ tạm Thái phó Nguyễn Văn Nghi trong khi chờ các ngành chức năng trùng tu, tôn tạo

20181011_121700

 

20181011_121737

Do ảnh hưởng của thời tiết, các khung, xà của gian nhà nối đang thờ Thái phó Nguyễn Văn Nghi bị mối mọt

20181011_121528

Các bệ đá nằm ngổn ngang 

20181011_121952

Tường đá bị đổ chỉ còn lại rất ít bao quanh khuôn viên thành nội

20181011_121904

Đứng từ phía trong thành nội nhìn ra ngoài, mọi cảnh vật ở nơi đây trở nên yên bình, cổ kính 

 Truyền hình giao thông:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.