Hồ sơ tài liệu

Chiến tranh Việt Nam qua ảnh của những phóng viên quốc tế

28/04/2015, 18:50

Đây là những bức ảnh đắt giá ghi lại sự khốc liệt của chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1962 – 1975

1.8
Tháng 6/1963, nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu trên một tuyến phố ở Sài Gòn nhằm phản đối các chính sách phân biệt đối xử nhằm vào Phật giáo. - Ảnh: AP
1.2
Hình ảnh kinh điển chụp em bé Napalm Kim Phúc vừa chạy vừa khóc khi Mỹ dội bom napalm xuống Trảng Bàng, Tây Ninh năm 1972 từng đoạt giải thưởng Pulitzer. Bức ảnh này từng làm rúng động dư luận Mỹ. - Ảnh: Nick Ut/AP
1.17
Lính VNCH đánh một người bị tình nghi là quân Giải phóng trong tháng 10/1965. Ông là một trong 15 người bị bắt sau trận càn. - Ảnh: AP
1.13
Người phụ nữ vội vã kéo hai em nhỏ khỏi đám cháy đang bùng lên tại nhà của họ ở gần Tây Ninh, năm 1963. - Ảnh: AP
1.9
Người cha mang thi thể đứa con nhỏ tới cạnh xe bọc thép chở lính VNCH. Đứa trẻ thiệt mạng sau trận càn của lực lượng này qua ngôi làng của họ ở gần biên giới Campuchia tháng 3/1964. - Ảnh: AP
1.5
Hình ảnh xúc động cho thấy một bà mẹ Việt Nam cố gắng đưa con tới nơi an toàn dưới làn mưa bom bão đạn khi lính thủy đánh bộ Mỹ tràn vào làng Mỹ Sơn, Đà Nẵng để truy lùng quân giải phóng ngày 25.4.1965. - Ảnh: Eddie Adams/AP
1.1
Những bức ảnh chứa đựng ý nghĩa lịch sử sâu sắc về Chiến tranh Việt Nam. Đây là một trong những bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Philip Jones Griffiths ghi lại hình ảnh những người dân Sài Gòn mang theo các vật dụng gia đình đi tị nạn sau khi Mỹ thực hiện những cuộc ném bom, không kích dữ dội, khiến nhiều người mất nhà cửa năm 1968. - Ảnh: Philip Jones Griffiths/Magnum Photos
1.12
Ánh mắt sợ hãi của những em nhỏ Việt Nam khi ngước nhìn một lính dù Mỹ cầm súng phóng lựu M79 tại khu vực Bàu Trai, cách Sài Gòn 32 km. - Ảnh: AP
1.19
Nữ chiến sĩ sử dụng vũ khí chống tăng trong Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Quân Giải phóng đồng loạt tấn công 36 thành phố lớn ở miền Nam. Ảnh: Getty
1.10
Bức ảnh của Art Greenspon chụp một lính Mỹ đang giơ tay ra hiệu, hướng dẫn trực thăng hạ cánh. Đôi tay người lính được chụp trong một khoảnh khắc như thể đang giơ lên cầu nguyện Thượng đế. Bức ảnh đầy ẩn ý, thể hiện sự bế tắc của Mỹ khi càng lúc càng sa lầy trong chiến tranh Việt Nam.
1.18
Một lính Mỹ bị thương trong trận đánh năm 1966 giữa binh lính VNCH và lính Mỹ với quân giải phóng. - Ảnh: AP
1.16
Chiến đấu cơ Mỹ ném bom Napalm xuống khu vực tình nghi là nơi ẩn náu của các chiến sĩ giải phóng. Mỹ giúp đỡ chính quyền VNCH bằng viện trợ quân sự. Số cố vấn Mỹ có mặt tại Việt Nam tăng từ 900 lên 11.000 trong giai đoạn 1960-1962. Ảnh: Getty
1.3
Binh sĩ Thomas Cole nhìn lên với một mắt chưa bị băng trong khi đang tiếp tục chữa vết thương cho trung sĩ Harrison Pell trong cuộc đọ súng ở miền Trung ngày 30.1.1966. Bức ảnh đã xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Life hồi tháng 2.1966. - Ảnh: Henri Huet/AP
1.4
Hãng tin AP thậm chí đã dành được 6 giải Pulitzer cho những tác phẩm đưa tin về Chiến tranh Việt Nam. Hình ảnh ánh nắng xuyên qua tán lá rừng rậm rạp bao quanh thị xã Bình Giã khói lửa, đầu tháng 1.1965. Quân lính chính quyền Sài Gòn xưa cùng các cố vấn Mỹ chờ đợi vật vờ sau khi bị bộ đội Việt Nam phục kích.
Ảnh: Horst Faas/AP
1.7
Chiến tranh là địa ngục - một khẩu hiệu xuất hiện trên mũ của lính Mỹ tại chiến trường Phước Vĩnh. - Ảnh: Horst Faas/AP
1.6
Hàng dài người Việt Nam và lính Mỹ ở vịnh Cam Ranh ngày 30.4.1975 di tản khỏi miền Nam sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ. - Ảnh: AP

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.