Thời sự

Chính thức phê chuẩn Hiệp định EVFTA: 85% dòng thuế của VN giảm xuống 0%

12/02/2020, 22:03

Nghị viện châu Âu chính thức thông qua Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) vào chiều nay 12/2.

img
Việc Nghị viện châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.

Theo đó, kết quả cuộc bỏ phiếu là 401 phiếu ủng hô tương đương 63,3%. Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhận định đây là kết quả tốt đẹp của Việt Nam và EU và đồng thời là dấu mốc quan trọng giữa hai bên.

Đặc biệt, việc đàm phán, ký kết và phê chuẩn Hiệp định EVFTA thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của cả hai bên trong việc thúc đẩy quan hệ song phương, giúp Việt Nam hướng tới toàn cầu hóa dựa trên hệ thống thương mại đa phương.

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định: Kí kết hiệp định thương mại tự do giữa hai nước thể hiện sự tin cậy của Liên minh Châu Âu đối với Việt Nam như một đối tác toàn diện không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới khi Việt Nam là nước đang phát triển đầu tiên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có quan hệ thương mại tự do với EU.

Theo Bộ trưởng, thời gian tới sẽ hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội Việt Nam phê chuẩn để hiệp định sớm đi vào hiệu lực.

Mặt khác, theo quy định của EU, để có hiệu lực thì hiệp định EVFTA sẽ cần được Hội đồng châu Âu phê duyệt.

Theo đó, Hiệp định sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai sau khi hai bên thông báo cho nhau về việc đã hoàn tất thủ tục trong nước hoặc vào một thời điểm khác do hai bên thống nhất.

Bộ Công thương nhận định, EVFTA là cơ hội để Việt Nam tăng thị phần tại thị trường châu Âu và là điều kiện để Việt nam nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo đó, 85% dòng thuế của Việt Nam giảm xuống còn 0% ngay sau khi có hiệu lực và 7 năm sau tỉ lệ dòng thuế được xóa bỏ nâng lên 99%.

Do đó, Việt Nam cần đẩy mạnh chất lượng ngành nông nghiệp, đảm bảo truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của châu Âu. Riêng đối với một số ngành như dệt may, da giày, đồ gỗ, trong hiệp định EVFTA chưa nhiều điều khoản liên quan đến vấn đề xuất xứ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.