Chùm ảnh: Cận cảnh nông dân lên núi mắc màn cho cam đặc sản

25/11/2021, 10:30

Để ngăn côn trùng có hại tấn công, người nông dân Hương Đô, Hương Khê, Hà Tĩnh nghĩ ra cách mắc màn cho cây cam đặc sản.

Những ngày này, về xã Hương Đô, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, du khách không khỏi “choáng ngợp” trước cảnh nông dân mắc màn cho cây cam. Nơi đây được biết đến là “thủ phủ” cam đặc sản Khe Mây với hơn 300 hộ trồng khoảng 360 ha.

Những ngày này, về xã Hương Đô, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, du khách không khỏi “choáng ngợp” trước cảnh nông dân mắc màn cho cây cam. Nơi đây được biết đến là “thủ phủ” cam đặc sản Khe Mây với hơn 300 hộ trồng khoảng 360 ha.

Theo người dân nơi đây, việc mắc màn cho cam được thực hiện từ khoảng tháng 8 hàng năm, khi cây cam mới đậu quả. Việc mắc màn nhằm bảo vệ cam tránh bị côn trùng phá hoại, đảm bảo quả sạch, lại cho thu nhập cao mỗi năm và giữ quả cam  trên cây được lâu hơn, thời gian bán được kéo dài hơn.

Theo người dân nơi đây, việc mắc màn cho cam được thực hiện từ khoảng tháng 8 hàng năm, khi cây cam mới đậu quả. Việc mắc màn nhằm bảo vệ cam tránh bị côn trùng phá hoại, đảm bảo quả sạch, lại cho thu nhập cao mỗi năm và giữ quả cam trên cây được lâu hơn, thời gian bán được kéo dài hơn.

Theo báo cáo của UBND xã Hương Đô: Vụ cam năm nay được mùa với sản lượng khoảng 400 tấn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến giá bán, lượng tiêu thụ giảm. Giá cam tại vườn giao động từ 16.000 -20.000 đồng/kg, có hộ trồng cam đã có thương hiệu, giá bán tại vườn lên đến 80.000 đồng/ kg

Theo báo cáo của UBND xã Hương Đô: Vụ cam năm nay được mùa với sản lượng khoảng 400 tấn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến giá bán, lượng tiêu thụ giảm. Giá cam tại vườn giao động từ 16.000 -20.000 đồng/kg, có hộ trồng cam đã có thương hiệu, giá bán tại vườn lên đến 80.000 đồng/ kg

Ông Nguyễn Xuân Hùng (ở xóm 3 xã Hương Đô) cho biết: Vườn cam nhà ông rộng gần 1ha với 500 gốc cam đã 7 năm tuổi. Năm nay cam được mùa hơn mọi năm, hiện gia đình mới bán được một phần nhưng đã được 2 tấn cam. Việc mắc màn có thể giúp cam năm nay bán ra đến Tết

Ông Nguyễn Xuân Hùng (ở xóm 3 xã Hương Đô) cho biết: Vườn cam nhà ông rộng gần 1ha với 500 gốc cam đã 7 năm tuổi. Năm nay cam được mùa hơn mọi năm, hiện gia đình mới bán được một phần nhưng đã được 2 tấn cam. Việc mắc màn có thể giúp cam năm nay bán ra đến Tết

Cũng theo ông Hùng: Để xua đuổi ong và bướm phá hoại cam, trước đây người nông dân dùng đèn điện. Tuy nhiên, sau một vài năm đầu không hiệu quả, người dân nghĩ ra cách mắc màn cho cây.

Cũng theo ông Hùng: Để xua đuổi ong và bướm phá hoại cam, trước đây người nông dân dùng đèn điện. Tuy nhiên, sau một vài năm đầu không hiệu quả, người dân nghĩ ra cách mắc màn cho cây.

Theo người dân nơi đây, màn được đặt ở nhà máy ngoài Hà Nội để may theo kích thước của mình. Thông thường màn cho cam có kích thước 2,5x2,5m hoặc 3x3m.

Theo người dân nơi đây, màn được đặt ở nhà máy ngoài Hà Nội để may theo kích thước của mình. Thông thường màn cho cam có kích thước 2,5x2,5m hoặc 3x3m.

Học Đại học Xây dựng Đà Nẵng được 2 năm, anh Đinh Công Đại Tôn (SN 1992) xin nghỉ học giữa chừng rồi về kế nghiệp cha trồng cam. Gia đình anh Tôn được xem là “ông tổ” của cam Khe Mây.

Học Đại học Xây dựng Đà Nẵng được 2 năm, anh Đinh Công Đại Tôn (SN 1992) xin nghỉ học giữa chừng rồi về kế nghiệp cha trồng cam. Gia đình anh Tôn được xem là “ông tổ” của cam Khe Mây.

Anh Tôn cho biết: Cam Khe Mây được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và đang từng bước nâng dần đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Nhật và Mỹ.

Anh Tôn cho biết: Cam Khe Mây được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và đang từng bước nâng dần đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Nhật và Mỹ.

Ông Đinh Công Hùng (bố của anh Tôn) cho biết: Riêng khâu chuẩn bị phân hữu cơ để bón cho cam cũng đã được người dân làm bài bản và đảm bảo không có hóa chất tồn dư, giúp cây cam phát triển tốt và sạch nhất.

Ông Đinh Công Hùng (bố của anh Tôn) cho biết: Riêng khâu chuẩn bị phân hữu cơ để bón cho cam cũng đã được người dân làm bài bản và đảm bảo không có hóa chất tồn dư, giúp cây cam phát triển tốt và sạch nhất.

Những quả cam Khe Mây vàng mọng, ăn vào ngọt thanh... đang trở thành một trong những cây chủ lực phát triển kinh tế ở huyện miền núi Hương Khê, Hà Tĩnh

Những quả cam Khe Mây vàng mọng, ăn vào ngọt thanh... đang trở thành một trong những cây chủ lực phát triển kinh tế ở huyện miền núi Hương Khê, Hà Tĩnh

Nhìn những tép cam Khe Mây sau khi được bổ ra, bất cứ ai cũng thèm được thưởng thức.

Nhìn những tép cam Khe Mây sau khi được bổ ra, bất cứ ai cũng thèm được thưởng thức.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.