Chùm ảnh: Thủ phủ hương trầm miền Tây xứ Nghệ vào vụ Tết

23/01/2022, 06:30

Những ngày này, không khí sản xuất, mua bán hương trầm diễn ra tấp nập, rộn ràng ở huyện miền núi Qùy Châu, Nghệ An.

Những ngày cuối năm Âm lịch 2021, PV Báo Giao thông có mặt tại thị trấn Tân Lạc (huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An). Theo ghi nhận, không khí sản xuất, mua bán hương trầm diễn ra tấp nập, rộn ràng. Công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 được các cơ sở và người công nhân thực hiện nghiêm túc.

Những ngày cuối năm Âm lịch 2021, PV Báo Giao thông có mặt tại thị trấn Tân Lạc (huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An). Theo ghi nhận, không khí sản xuất, mua bán hương trầm diễn ra tấp nập, rộn ràng. Công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 được các cơ sở và người công nhân thực hiện nghiêm túc.

Từ sáng sớm, tại cơ sở sản xuất hương của bà Hoàng Thị Hợi, hàng chục công nhân đã cặm cụi quấn từng que hương với các kích cỡ khác nhau. Bà Hợi cho biết: Mùa sản xuất hương Tết bắt đầu từ tháng 10 Âm lịch và sản xuất cho đến gần Tết. Vụ hương năm nay, cơ sở gia đình đình bà quấn khoảng gần 1 triệu que hương khác nhau.

Từ sáng sớm, tại cơ sở sản xuất hương của bà Hoàng Thị Hợi, hàng chục công nhân đã cặm cụi quấn từng que hương với các kích cỡ khác nhau. Bà Hợi cho biết: Mùa sản xuất hương Tết bắt đầu từ tháng 10 Âm lịch và sản xuất cho đến gần Tết. Vụ hương năm nay, cơ sở gia đình đình bà quấn khoảng gần 1 triệu que hương khác nhau.

“Nói là mùa sản xuất bắt đầu từ tháng 10 Âm lịch nhưng các cơ sở phải chuẩn bị từ rất sớm. Ngay từ khi ra Giêng, chúng tôi đã phải lên rừng chọn những cây nứa mới lên đuôi én (nứa vừa mới lớn; không quá già, cũng không quá non). Sau đó, nứa được cắt thành các kích cỡ khác nhau rồi đưa đi ngâm dưới nước. Đủ thời gian ngâm thì đem lên rửa sạch rồi chẻ ra, trước khi vót thành từng que hương”, bà Hợi kể về quy trình làm hương.

“Nói là mùa sản xuất bắt đầu từ tháng 10 Âm lịch nhưng các cơ sở phải chuẩn bị từ rất sớm. Ngay từ khi ra Giêng, chúng tôi đã phải lên rừng chọn những cây nứa mới lên đuôi én (nứa vừa mới lớn; không quá già, cũng không quá non). Sau đó, nứa được cắt thành các kích cỡ khác nhau rồi đưa đi ngâm dưới nước. Đủ thời gian ngâm thì đem lên rửa sạch rồi chẻ ra, trước khi vót thành từng que hương”, bà Hợi kể về quy trình làm hương.

Cũng theo bà Hợi: Tất cả các cơ sở sản xuất hương ở Qùy Châu đều dùng các thành phần tự nhiên như rễ cây hương bài, thảo quả, hồi, đinh hương... nên hương có mùi thơm tự nhiên, dễ chịu, khách hàng rất ưa chuộng. Còn giấy quấn hương ở Qùy Châu cũng được người dân nhập từ Bắc Ninh từ rất sớm để cắt và nhuộm màu, phơi khô.

Cũng theo bà Hợi: Tất cả các cơ sở sản xuất hương ở Qùy Châu đều dùng các thành phần tự nhiên như rễ cây hương bài, thảo quả, hồi, đinh hương... nên hương có mùi thơm tự nhiên, dễ chịu, khách hàng rất ưa chuộng. Còn giấy quấn hương ở Qùy Châu cũng được người dân nhập từ Bắc Ninh từ rất sớm để cắt và nhuộm màu, phơi khô.

Cách đó không xa, không khí sản xuất hương tại cơ sở sản xuất hương của chị Nguyễn Thị Kim Anh cũng rộn ràng không kém. Chị Anh cho biết: Năm nay do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên việc sản xuất của cơ sở khá cầm chừng, ước khoảng 2 vạn que.  “Dù rất muốn tăng sản lượng nhưng cơ sở vừa sản xuất vừa nghe ngóng tình hình dịch bệnh. Bởi nếu không may, dịch diễn biến phức tạp thêm một cái lại ế hàng thì lại thất thu”, chị Anh nói.

Cách đó không xa, không khí sản xuất hương tại cơ sở sản xuất hương của chị Nguyễn Thị Kim Anh cũng rộn ràng không kém. Chị Anh cho biết: Năm nay do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên việc sản xuất của cơ sở khá cầm chừng, ước khoảng 2 vạn que. “Dù rất muốn tăng sản lượng nhưng cơ sở vừa sản xuất vừa nghe ngóng tình hình dịch bệnh. Bởi nếu không may, dịch diễn biến phức tạp thêm một cái lại ế hàng thì lại thất thu”, chị Anh nói.

Là một công nhân quấn hương có thâm niên hơn 10 năm, chị Trần Thị Trang (37 tuổi) cho biết: Những ngày còn nhỏ, chị đã thấy bà và mẹ đi quấn hương. Lớn lên, học đến cấp 2, chị đã theo mẹ phụ giúp rồi sau đó trở thành thợ quấn hương.

Là một công nhân quấn hương có thâm niên hơn 10 năm, chị Trần Thị Trang (37 tuổi) cho biết: Những ngày còn nhỏ, chị đã thấy bà và mẹ đi quấn hương. Lớn lên, học đến cấp 2, chị đã theo mẹ phụ giúp rồi sau đó trở thành thợ quấn hương.

“Nghề quấn hương không mệt nhọc nhưng đòi hỏi người thợ phải kiên trì, chịu khó. Công đoạn khó nhất là lúc lăn tay để quấn giấy hương, phải lăn đều tay nhưng phải nhanh; không được làm mạnh quá, cũng không được làm nhẹ quá. Mạnh quá thì giấy sẽ vỡ, làm hỏng que hương hoặc chặt quá làm hương khó cháy; còn nhẹ tay quá, hương quấn không chặt thì sẽ bị xộc xệch, rơi bột, hư hỏng…”, chị Trang nói.

“Nghề quấn hương không mệt nhọc nhưng đòi hỏi người thợ phải kiên trì, chịu khó. Công đoạn khó nhất là lúc lăn tay để quấn giấy hương, phải lăn đều tay nhưng phải nhanh; không được làm mạnh quá, cũng không được làm nhẹ quá. Mạnh quá thì giấy sẽ vỡ, làm hỏng que hương hoặc chặt quá làm hương khó cháy; còn nhẹ tay quá, hương quấn không chặt thì sẽ bị xộc xệch, rơi bột, hư hỏng…”, chị Trang nói.

Theo ông Sầm Anh Dũng, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quỳ Châu: Nghề làm hương ở địa phương có truyền thống hơn 40 năm. Toàn huyện có hơn 80 hộ thuộc nhiều làng nghề ở các xã Châu Hạnh, Châu Tiến, thị trấn Tân Lạc..., giải quyết việc làm cho 400-500 lao động thời vụ ở địa phương.

Theo ông Sầm Anh Dũng, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quỳ Châu: Nghề làm hương ở địa phương có truyền thống hơn 40 năm. Toàn huyện có hơn 80 hộ thuộc nhiều làng nghề ở các xã Châu Hạnh, Châu Tiến, thị trấn Tân Lạc..., giải quyết việc làm cho 400-500 lao động thời vụ ở địa phương.

“Toàn huyện Quỳ Châu có 3 cơ sở đã được công nhận sản phẩm 3 sao OCOP. Hương Quỳ Châu có mùi thơm đặc trưng của trầm, được nhiều người ưa chuộng trong dịp lễ Tết. Trung bình mỗi năm hương Quỳ Châu xuất ra thị trường hơn 30 triệu que. Thu nhập bình quân từ 60 -100 triệu đồng/hộ kinh doanh", ông Dũng nói.

“Toàn huyện Quỳ Châu có 3 cơ sở đã được công nhận sản phẩm 3 sao OCOP. Hương Quỳ Châu có mùi thơm đặc trưng của trầm, được nhiều người ưa chuộng trong dịp lễ Tết. Trung bình mỗi năm hương Quỳ Châu xuất ra thị trường hơn 30 triệu que. Thu nhập bình quân từ 60 -100 triệu đồng/hộ kinh doanh", ông Dũng nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.