• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Gương sáng giao thông

Chuyên gia hiến kế xóa kẹt xe tại TP Hồ Chí Minh

22/12/2015, 09:31

Không có giải pháp quyết liệt thì trong tương lai, TP HCM dễ trở thành “bãi đậu xe” khổng lồ.

9

Tình trạng gia tăng phương tiện cá nhân đang khiến ùn tắc giao thông tại TP HCM ngày càng nghiêm trọng

Trước thực trạng các loại phương tiện cá nhân tại TP HCM tăng nhanh qua từng năm, nhiều chuyên gia cảnh báo, nếu các cơ quan chức năng của thành phố không có giải pháp quyết liệt thì trong tương lai, TP HCM dễ trở thành “bãi đậu xe” khổng lồ.

Tranh cãi thủ phạm gây kẹt xe

Theo số liệu thống kê của Sở GTVT TP HCM, đến nay, thành phố đang quản lý hơn 7,4 triệu phương tiện, với gần 556 nghìn xe ôtô và hơn 6,8 triệu xe mô tô (tăng bình quân 10%/năm); chưa kể hơn một triệu xe cá nhân vãng lai của các tỉnh, thành phố khác đổ về.

TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright cho hay, mức độ sử dụng xe ôtô cá nhân gia tăng tạo sức ép lên giao thông đô thị, là một nguyên nhân lớn khiến kẹt xe ngày càng nghiêm trọng. “Một xe gắn máy đậu trên đường chiếm 1,8m2 nhưng một xe hơi chiếm tới 14m2. Một xe hơi đang di chuyển chiếm 40-65m2, cao hơn bốn lần so với một xe gắn máy”, TS. Du phân tích.

"Về lâu dài, bắt buộc phải hạn chế phương tiện cá nhân là một trong những giải pháp căn cơ. Muốn thực hiện được điều này thì phải phát triển hệ thống giao thông công cộng, trong đó có nhiều phương tiện có sức chở lớn…”.

Ông Nguyễn Ngọc Tường
Phó trưởng ban chuyên trách
Ban ATGT TP HCM

“Nếu 100% người sử dụng xe gắn máy ở TP HCM chuyển sang xe hơi, thì thành phố sẽ thành một bãi đậu xe khổng lồ. Thế nên, việc cần làm ngay đối với TP HCM hay Hà Nội là ngăn chặn tình trạng gia tăng xe hơi một cách nhanh chóng thời gian tới”, TS. Du đề xuất.

Còn theo PGS, TS. Phạm Xuân Mai, giảng viên ĐH Bách khoa TP HCM, xe gắn máy mới là “kẻ” chiếm đất giao thông nhiều hơn cả và là thủ phạm gây kẹt xe. Theo ông Mai, mỗi người đi xe gắn máy chiếm đến 12m2 diện tích đường khi lưu thông và chiếm gần 2m2 diện tích khi đậu ở vỉa hè hay lòng đường.

“Sở dĩ xe gắn máy đang rất phổ biến là do hình thái đô thị gắn liền với cách sinh hoạt và làm việc của phần lớn người dân. Điều kiện tiên quyết để thay đổi thói quen sinh hoạt và cách thức đi lại là cần phải có một hệ thống vận tải công cộng tiện lợi gắn với sự thay đổi về hình thái đô thị trong tương lai”, PGS, TS. Mai chia sẻ.

Cần hạn chế phương tiện cá nhân

Bàn về giải pháp hạn chế xe cá nhân, ông Lâm Thiếu Quân, đại biểu HĐND TP HCM đề xuất, cần tăng dần phí sử dụng vỉa hè để đậu xe, thu phí đỗ xe dưới lòng đường lũy tiến theo thời gian, thu phí xe ôtô vào trung tâm và các đường thường xuyên ùn tắc…

Còn theo TS. Dư Phước Tân, Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM, muốn giảm kẹt xe, trước hết cần đầu tư, cải tiến đồng bộ cũng như phát triển đa dạng loại hình vận tải hành khách công cộng, vận tải khối lượng lớn. Cùng với đó, lồng ghép chương trình chỉnh trang đô thị trong thực hiện chính sách giảm xe cá nhân, tăng tỷ lệ các chung cư cao tầng, phân bố lại dân cư ra ngoài khu vực trung tâm, qua đó tạo không gian và quỹ đất cho hạ tầng giao thông.

TS Huỳnh Thế Du nêu ý kiến, có thể hạn chế sử dụng xe hơi ở TP HCM bằng cách quy định lệ phí sử dụng diện tích mặt đường của các xe tham gia lưu thông, các loại phí ùn tắc giao thông hoặc tăng phí đậu và gửi xe. Mặt khác, vẫn phải kiểm soát, quản lý chặt số lượng đầu xe máy. “Trước mắt, nên tập trung vào xe ôtô, hạn chế xe gắn máy chỉ nên thực hiện khi có hệ thống vận tải công cộng tiện lợi cho đông đảo người dân”, TS. Du nói.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó trưởng ban chuyên trách Ban ATGT TP HCM cho rằng, kéo giảm ùn tắc giao thông phải áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ; Cần có sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng và hệ thống chính trị; Huy động các lực lượng phối hợp để tổ chức điều tiết giao thông, nhất là các điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc. “Trước mắt, cần lập lại trật tự lòng lề đường, xúc tiến nhanh việc xây dựng Trung tâm điều khiển tín hiệu giao thông. Cùng đó, phải di dời một số trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng, bến xe… ra khỏi nội đô thành phố”, ông Tường nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.