Quân sự

Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc không bí mật kích nổ bom hạt nhân ở Biển Đông

26/11/2019, 08:59

Theo trang Gizmodo của Mỹ, Trung Quốc không kích nổ bí mật quả bom hạt nhân ở Biển Đông để đánh dấu sự khởi đầu Thế chiến III.

img
Vụ thử nghiệm bom hạt nhân ở Quần đảo Marshall do Mỹ thực hiện trong quá khứ - ảnh tư liệu.

Chắc chắn có thể khẳng định rằng, chính phủ Trung Quốc đã không kích nổ quả bom hạt nhân chiến thuật ở Biển Đông như một lời cảnh báo cho Mỹ, trang Gizmodo dẫn lời các chuyên gia bình luận về các thông tin đã xuất hiện trên mạng xã hội.

Xét theo mọi việc, tin đồn này đã xuất phát từ Hal Turner, người dẫn chương trình phát thanh cực hữu ở Mỹ, từng có liên hệ với FBI, bị Liên đoàn Chống phỉ báng và Trung tâm Nghiên cứu Luật người nghèo miền Nam nước Mỹ liệt vào danh sách “white supremacists” (những người ủng hộ thuyết cho rằng người da trắng là ưu việt). Turner từng bị kết án gần 3 năm tù giam vì đe dọa tấn công và dọa giết 3 thẩm phán liên bang.

Gần đây, trong một bài trên website của mình, Turner đã đưa tin rằng, “một số nguồn tin quân sự” cho biết vào khoảng 18 giờ 22 phút hôm thứ Tư (20/11) đã xảy ra một vụ nổ hạt nhân ở độ sâu khoảng 50 m so với mặt biển ở Biển Đông.

Theo thông tin đồn đại, vụ nổ đã gây ra “một đợt sóng xung kích dưới lòng biển, ước tính vụ nổ có sức công phá khoảng 10-20 kiloton”. Hơn nữa, bài viết trên trang web Turner tuyên bố thêm rằng, Mạng lưới giám sát môi trường toàn cầu uRADMonitor đã ghi nhận mức độ bức xạ đáng kể trên bờ biển phía nam Trung Quốc gần Trương Giang và Hồng Kông, cũng như trên lãnh thổ Đài Loan.

Turner đưa ra dự đoán rằng, Chính phủ Trung Quốc có thể đã bí mật kích nổ vũ khí hạt nhân ở Biển Đông để gửi tín hiệu cho chính phủ Hoa Kỳ rằng họ cảm thấy mệt mỏi với sự can thiệp của Mỹ vào việc Trung Quốc đàn áp các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, với cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc, hoặc chỉ đơn giản để đánh dấu sự khởi đầu Thế chiến III.

“Trung Quốc đã kích nổ quả bom hạt nhân chiến thuật cỡ nhỏ để gửi tín hiệu cảnh báo đến Hoa Kỳ liên quan đến việc cả Thượng viện và Hạ viện đã tán thành Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông, mà Trung Quốc coi là sự can thiệp vào công việc nội bộ của họ?

Trung Quốc đã quá mệt mỏi với các hoạt động tự do hàng hải của Lầu Năm Góc ở Biển Đông?
Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh tế do cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ hay là báo hiệu một cuộc chiến thực sự?" - tin đồn lan truyền viết.

Thông thường, theo trang báo Mỹ, những người có lý trí bỏ qua thông tin như vậy. Nhưng, nhờ một số dòng tweet từ các tài khoản có vẻ chính thức như IndoPacific_SCS_Info và những tên gọi tương tự, các tuyên bố này của Turner đã thu hút sự chú ý của hàng ngàn người dùng Twitter.

​Tất nhiên, không ai nên ngạc nhiên với việc tất cả thông tin này đều là vô nghĩa. Trước hết, chính trang web uRADMonitor đã ghi nhận mức bức xạ 0,24 microsievert / giờ. Mức bức xạ như vậy được quan sát thấy ở Nam Ấn Độ, ở một số vùng tây nam của Hoa Kỳ và ở Mexico, và đây là mức bức xạ rất thấp.

Để so sánh, Hiệp hội hạt nhân thế giới ước tính bức xạ nền trung bình toàn cầu xuất hiện tự nhiên ở mức 0,17-0,39 microsievert / giờ , tức là khoảng 2100 microsievert /năm, tức là gần 2 millisievert / năm. Ở Hoa Kỳ mức liều đối với công nhân không nên vượt quá 50 millisievert /năm.

Một chuyên gia về bức xạ đã xác nhận rằng, dữ liệu đáng lo ngại của uRADMonitor được sử dụng trong báo cáo ban đầu chỉ thể hiện sóng bức xạ không đáng kể, và chuyên gia này đã gọi những tuyên bố đó là những suy đoán điên rồ vô lý.

Chuyên gia này cũng cảnh báo rằng, dữ liệu của uRADMonitor không phải là nguồn đáng tin cậy. Dữ liệu về việc phát hiện các hạt phóng xạ trong không khí được công bố trên trang Cơ quan Bảo vệ Môi trường RadNet Honolulu cũng như trên bản đồ bức xạ của Viện Thiết kế Thông tin Nhật Bản cũng không ghi nhận mức độ bức xạ cao hơn (ngoại trừ mức độ cao tại nơi xảy ra thảm họa hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima vào năm 2011).

Và chúng tôi có mọi lý do để nghi ngờ những dữ liệu đó có thể đóng một vai trò nào đó trong câu chuyện về vụ nổ hạt nhân bí mật dưới nước của Trung Quốc.

Ông Robert Rosner, cựu nhà khoa học của Bộ Năng lượng Mỹ và hiện là nhà vật lý lý thuyết của Đại học Chicago, Chủ tịch Hội đồng An ninh và Khoa học của ấn bản chuyên ngành của các nhà khoa học nguyên tử.

Ông Rosner phủ nhận ý kiến ​​cho rằng một tổ chức có thể xác định vụ nổ hạt nhân dưới nước từ các máy dò mặt đất, đó là chưa kể sẽ rất nguy hiểm nếu tiến hành một cuộc thử nghiệm như vậy ở Biển Đông.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.