SEA Games 32

Cô gái dân tộc Thái ôm cha khóc nức nở khi giành HCV SEA Games 31

19/05/2022, 00:15

Sau khi giành tấm HCV ném lao, VĐV Lò Thị Hoàng đã bật khóc bên những người thân yêu trong gia đình.

Chiều 18/5, bộ môn điền kinh tiếp tục diễn ra nhiều nội dung tại sân Mỹ Đình. Nội dung ném lao nữ có 5 vận động viên tham dự. VĐV Lò Thị Hoàng (Sơn La) là đại diện của Việt Nam. Các đối thủ của cô gồm Aye Chan Bo (Myanmar), Natta Nachan, Jariya Winchadit (Thái Lan), Evalyn Palabrica Barba (Philippines). Trong đó, VĐV Natta Nachan đang là đương kim vô địch.

Chiều 18/5, bộ môn điền kinh tiếp tục diễn ra nhiều nội dung tại sân Mỹ Đình. Nội dung ném lao nữ có 5 vận động viên tham dự. VĐV Lò Thị Hoàng (Sơn La) là đại diện của Việt Nam. Các đối thủ của cô gồm Aye Chan Bo (Myanmar), Natta Nachan, Jariya Winchadit (Thái Lan), Evalyn Palabrica Barba (Philippines). Trong đó, VĐV Natta Nachan đang là đương kim vô địch.

Lò Thị Hoàng cũng không tự tin bản thân có thể lật đổ được đối thủ để lên ngôi vô địch. Thậm chí cô chia sẻ: “Trước đêm thi đấu tôi có chút tâm lý cùng lo lắng nên không ngủ được”.

Lò Thị Hoàng cũng không tự tin bản thân có thể lật đổ được đối thủ để lên ngôi vô địch. Thậm chí cô chia sẻ: “Trước đêm thi đấu tôi có chút tâm lý cùng lo lắng nên không ngủ được”.

Bước vào thi, bất ngờ đã xảy ra khi ở lượt ném thứ 2, Natta Nachan đã bị lệnh khớp vai và không thể thi đấu vì chấn thương. Việc bỏ cuộc của đối thủ mạnh nhất đã giúp Lò Thị Hoàng thêm tự tin và thi đấu ấn tượng.

Bước vào thi, bất ngờ đã xảy ra khi ở lượt ném thứ 2, Natta Nachan đã bị lệnh khớp vai và không thể thi đấu vì chấn thương. Việc bỏ cuộc của đối thủ mạnh nhất đã giúp Lò Thị Hoàng thêm tự tin và thi đấu ấn tượng.

Kết thức nội dung ném lao, Lò Thị Hoàng đã giành được HCV. Thành tích 56,37m của cô cũng phá kỷ lục SEA Games tồn tại 15 năm qua.

Kết thức nội dung ném lao, Lò Thị Hoàng đã giành được HCV. Thành tích 56,37m của cô cũng phá kỷ lục SEA Games tồn tại 15 năm qua.

Với lá cờ tổ quốc trên tay, cô gái người dân tộc Thái đã chạy ra phía đông các khán giả có mặt trên sân...

Với lá cờ tổ quốc trên tay, cô gái người dân tộc Thái đã chạy ra phía đông các khán giả có mặt trên sân...

...trước khi cô tìm về phía khán đài có gia đình của mình. Khi gặp cha, cô đã ôm lấy cha và bật khóc nức nở.

...trước khi cô tìm về phía khán đài có gia đình của mình. Khi gặp cha, cô đã ôm lấy cha và bật khóc nức nở.

Trong vòng tay của cha, cô gái ném lao mạnh mẽ bỗng trở nên yếu đuối. Cô tràn đầy cảm xúc khi được cha vỗ về, an ủi.

Trong vòng tay của cha, cô gái ném lao mạnh mẽ bỗng trở nên yếu đuối. Cô tràn đầy cảm xúc khi được cha vỗ về, an ủi.

Cô gái người Sơn La vẫn xúc động khi gặp gỡ ban huấn luyện.

Cô gái người Sơn La vẫn xúc động khi gặp gỡ ban huấn luyện.

Có mặt tại sân Mỹ Đình, bà Vì Thị Thỉnh, mẹ của Hoàng, lặng lẽ chờ đợi giây phút con gái mình kết thúc phần thi đấu. Trong trang phục đặc trưng của dân tốc Thái, bà chia sẻ với truyền thông: “Lúc xem con thi đấu, tôi thật sự lo lắng, thậm chí có chút lo sợ”

Có mặt tại sân Mỹ Đình, bà Vì Thị Thỉnh, mẹ của Hoàng, lặng lẽ chờ đợi giây phút con gái mình kết thúc phần thi đấu. Trong trang phục đặc trưng của dân tốc Thái, bà chia sẻ với truyền thông: “Lúc xem con thi đấu, tôi thật sự lo lắng, thậm chí có chút lo sợ”

Hoàng cho biết cô là người dân tộc thiểu số nên để có thể đi học, theo thể thao không phải việc đơn giản.
Hoàng xúc động nói: "Tôi đi tập thể thao đã được 10 năm, trải qua nhiều khó khăn vất vả, áp lực và chấn thương. Đến giờ tôi vẫn không tin mình có thể HCV vàng SEA Games. Tôi muốn dành HCV này để dành tặng bố mẹ mình. Hôm nay bố mẹ tôi xuống Hà Nội để cổ vũ tôi. Ngay việc xuống đến đây với bố mẹ tôi cũng không dễ dàng gì. Trong những thời điểm tôi gặp khó khăn, áp lực nhất, chính mẹ là người tôi luôn điện thoại để được sẻ chia, tâm sự".

Hoàng cho biết cô là người dân tộc thiểu số nên để có thể đi học, theo thể thao không phải việc đơn giản. Hoàng xúc động nói: "Tôi đi tập thể thao đã được 10 năm, trải qua nhiều khó khăn vất vả, áp lực và chấn thương. Đến giờ tôi vẫn không tin mình có thể HCV vàng SEA Games. Tôi muốn dành HCV này để dành tặng bố mẹ mình. Hôm nay bố mẹ tôi xuống Hà Nội để cổ vũ tôi. Ngay việc xuống đến đây với bố mẹ tôi cũng không dễ dàng gì. Trong những thời điểm tôi gặp khó khăn, áp lực nhất, chính mẹ là người tôi luôn điện thoại để được sẻ chia, tâm sự".

Với HCV lần này, cô đã đổi màu huy chương thành công, sau khi chỉ giành được HCB môn ném lao tại SEA Games 30.

Với HCV lần này, cô đã đổi màu huy chương thành công, sau khi chỉ giành được HCB môn ném lao tại SEA Games 30.

Cũng trong chiều 18/5, điền kinh Việt Nam tiếp tục chứng tỏ vị thế hàng đầu Đông Nam Á khi tiếp tục thắng lợi ở đường chạy 4x400m tiếp sức nữ.
Hoàng Thị Ngọc, Quách Thị Lan, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Huyền đạt thành tích 3 phút 38 giây, giành HCV.

Cũng trong chiều 18/5, điền kinh Việt Nam tiếp tục chứng tỏ vị thế hàng đầu Đông Nam Á khi tiếp tục thắng lợi ở đường chạy 4x400m tiếp sức nữ. Hoàng Thị Ngọc, Quách Thị Lan, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Huyền đạt thành tích 3 phút 38 giây, giành HCV.

VĐV Nguyễn Thị Huyền bế con gái trong giây phút chiến thắng của điền kinh nữ Việt Nam.

VĐV Nguyễn Thị Huyền bế con gái trong giây phút chiến thắng của điền kinh nữ Việt Nam.

Cuối giờ chiều Phạm Thị Hồng Lệ (số 842) và Lò Thị Thanh (số 844) lần lượt giành HCV và HCB nội dung 10.000m nữ. Đáng tiếc Thanh sau đó bị tước HCB vì phạm quy.

Cuối giờ chiều Phạm Thị Hồng Lệ (số 842) và Lò Thị Thanh (số 844) lần lượt giành HCV và HCB nội dung 10.000m nữ. Đáng tiếc Thanh sau đó bị tước HCB vì phạm quy.

Ngược lại, điền kinh nam có một buổi chiều đáng tiếc. Quách Công Lịch, Trần Nhật Hoàng, Trần Đình Sơn và Lê Ngọc Phúc cán đích thứ hai nội dung 4x400m tiếp sức nam với thành tích 3 phút 08 giây 52, giành HCB.

Ngược lại, điền kinh nam có một buổi chiều đáng tiếc. Quách Công Lịch, Trần Nhật Hoàng, Trần Đình Sơn và Lê Ngọc Phúc cán đích thứ hai nội dung 4x400m tiếp sức nam với thành tích 3 phút 08 giây 52, giành HCB.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.