Hồ sơ tài liệu

Cơ hội giành 270 phiếu Đại cử tri của bà Clinton bị đe dọa

05/11/2016, 12:16
image

Cơ hội giành tối thiếu 270 phiếu đại cử tri của ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton có nguy cơ giảm xuống.

2701a6d0-clinton-4x3

Ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton (Ảnh: CNN)

Chỉ còn vài ngày nữa là tới bầu cử Tổng thống Mỹ (8/11), cục diện bầu cử có xu hướng nghiêng về ông Trump, đặc biệt là sau khi Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) công bố quyết định điều tra đối với bà Clinton liên quan đến loạt email mới phát hiện từ thời bà còn làm ngoại trưởng, CNN cho hay.

Cụ thể, các bang vốn được coi là chiến trường như Ohio, Utah và tiểu bang Maine thì đến nay đã bắt đầu nghiêng về đảng Cộng hòa của ứng viên Donald Trump. Trong khi đó, bang New Hampshire từ chỗ được coi là bang “lãnh địa” của đảng Dân chủ thì giờ đã trở thành bang chiến trường tranh chấp giữa bà Clinton và ông Trump. Như vậy, với sự chuyển biến này, bà Clinton được dự đoán có thể giành “gần như chắc chắn” 268 phiếu đại cử tri, ông Trump có thể giành 204 phiếu đại cử tri. 

270 là số phiếu đại cử tri cần thiết mà 1 ứng viên cần có để trở thành Tổng thống Mỹ.

Điều đặc biệt trong luật bầu cử Tổng thống của Mỹ là các cử tri (voter) không trực tiếp bầu Tổng thống. Lá phiếu của họ gọi là lá phiếu phổ thông chỉ có nhiệm vụ chọn ra đại diện cử tri hay còn gọi là đại cử tri (Elector) cho bang của mình. Các đại cử tri tập hợp lại thành Cử tri đoàn (Electoral College) của bang. Tùy thuộc vào dân số mà mỗi bang của Mỹ có một số nhất định đại cử tri trong Cử tri đoàn này. Do đó ở hầu hết các bang, ứng viên nào được nhiều nhất phiếu phổ thông thì cũng nhận được toàn bộ phiếu của Cử tri đoàn bang đó.

Xem thêm quy trình bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp của Việt Nam:

Ở Mỹ, bang California là bang đông dân nhất nước Mỹ, nên bang này có nhiều đại cử tri nhất: 55 đại cử tri, trong khi đó, có một số bang ít dân, chỉ có 3 đại cử tri. Toàn nước Mỹ có 538 đại cử tri, để trở thành Tổng thống, một ứng viên cần thu được 270 phiếu đại cử tri.

Trên thực tế, chế độ bầu cử qua đại cử tri có thể gây ra rắc rối. Các đại cử tri không bắt buộc phải bỏ phiếu cho ứng cử viên mà họ cam kết ủng hộ. Như vậy khi kết quả bầu cử quá sít sao ở bang nào đó, ứng cử viên kém thế phiếu hoàn toàn có thể tìm cách thuyết phục vài đại cử tri thay đổi ý kiến để bầu cho mình mà giành phần thắng. Do thực tế đó, đã có rất nhiều ý kiến về việc có nên duy trì chế độ bầu cử qua đại cử tri hay không.

Những người tán thành chế độ bầu cử theo đại cử tri cho rằng, chế độ này đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng quan hệ giữa các bang và bảo vệ được lợi ích của các bang nhỏ. Còn những người phản đối thì khẳng định, đó là một phương cách bầu cử không coi trọng nguyện vọng của đa số, trái với quá trình vận động tranh cử, và tiềm tàng khả năng gây ra các cuộc khủng hoảng thể chế nghiêm trọng. Minh họa điển hình là trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2000, khi ông George Bush của Đảng Cộng hòa chỉ đạt 50.459.211 phiếu phổ thông so với 51.003.894 phiếu phổ thông của ông Al Gore thuộc đảng Dân chủ, nhưng ông Bush vẫn đắc cử vì nhận được 271 phiếu đại cử tri, trong khi ông Al Gore chỉ được 266 phiếu (thua đúng 5 phiếu).

Bản thân ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ năm nay, bà Hillary Clinton từng phản đối phương thức bầu cử theo Đại cử tri, bởi bà cho rằng nó làm mất giá trị của lá phiếu phổ thông.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.