Y tế

Có tái nhiễm Covid-19 sau khi đã điều trị khỏi?

21/04/2020, 06:45

Ca bệnh 22 dương tính trở lại nhưng virus khá yếu, lành tính dần, hầu như không có khả năng lây nhiễm cho người khác.

img
Điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (Ảnh minh họa)

Hỏi: Mới đây, thông tin về ca bệnh 22 có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 (Covid-19) sau một thời gian thông báo khỏi bệnh khiến chúng tôi khá lo lắng về khả năng tái nhiễm. Mong bác sĩ giải thích rõ hơn về việc này?

Trần Nam (TP.HCM)

Trả lời: Trước hết hãy tìm hiểu kỹ về virus này, nó không tự nhân đôi mà phải nhờ ký chủ. Nó dùng cấu trúc tế bào của ký chủ để tổng hợp thành nhiều virus con.

Một lượng virus xâm nhập vào đường hô hấp hay tiêu hóa hoặc qua da không thể phân phát ngay cho người xung quanh vài con để lây lan. Nó cần thời gian để nhân lên và nhân lên đủ số lượng thì sẽ phát tán và làm cho con người phát ra triệu chứng. Thời gian này gọi là thời gian ủ bệnh.

Tiền chứng thì có khi không rõ triệu chứng nhưng đã có thể lây bệnh cho người khác. Khởi phát là bắt đầu sốt, ho nhẹ. Toàn phát thì ho nhiều, sốt nhiều và phát tán virus nhiều. Hồi phục là giai đoạn hết dần triệu chứng, đa số do virus chết dần và cơ thể đã tạo ra kháng thể. Cơ thể có thể phát tán ra virus là từ khi tiền chứng chứ trong giai đoạn ủ bệnh thì tuyệt đối không. Việc phát tán virus tăng dần từ tiền chứng tới khởi phát và toàn phát.

Như ca bệnh 22, sau giai đoạn hồi phục, khỏi bệnh, có thể là trong các tế bào bạch cầu vẫn còn chứa đoạn gene di truyền của virus nhưng chỉ là số lượng rất ít, hay nói khác là nồng độ virus thấp. Khi sử dụng kỹ thuật xét nghiệm PCR trên mẫu bệnh phẩm, vẫn có khả năng phát hiện số lượng virus này.

Ca bệnh 22 dương tính trở lại nhưng virus khá yếu, lành tính dần, hầu như không có khả năng lây nhiễm cho người khác. Mọi người không cần lo lắng suy diễn nhiều. Tuy nhiên, không chủ quan, tất cả nên ý thức rõ lúc này càng phải nâng cao cảnh giác trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.