Đường sắt

Có thể bạn chưa biết: Tuyến đường sắt đầu tiên tại Việt Nam

Tuyến đường sắt đầu tiên tại Việt Nam có khổ rộng 1m, qua 2 cầu lớn: Bến Lức (dài 350m) và cầu Tân An (113m).

Sau khi hoàn tất việc xâm lược Việt Nam về mặt quân sự, mục đích của người Pháp ngay từ đầu là xây dựng tuyến đường sắt đi toàn Đông Dương.

Cuối thế kỷ XIX, người Pháp đã thí nghiệm xây dựng 71 km đường ray ở miền Nam Việt Nam, là nơi Pháp đặt chân xâm lược đầu tiên. Năm 1881, kế hoạch làm đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho được lập nên.

img

Ga Chợ Lớn năm 1905 (Ảnh tư liệu)

Thực ra, kế hoạch có ý đồ lớn hơn một chút là đặt đường ray xe hoả từ Sài Gòn đi tận Vĩnh Long và một phần khác đi Long Xuyên, Châu Đốc, sang đến Phnompenh.

Nhưng Bộ Hải quân Pháp, người quản lý thuộc địa mới chiếm được chỉ cho phép xây dựng đoạn đường thí nghiệm Sài Gòn - Mỹ Tho. Đến năm 1885 (ngày 20/7) tuyến đường đưa vào sử dụng.

Tuyến đường được vạch đi qua vùng dân cư đông đúc của Nam Kỳ, nối hai thành phố quan trọng là Sài Gòn - Mỹ Tho và chạy qua “thành phố Hoa Kiều” là thành phố Chợ Lớn.

Đây là tuyến đường sắt đầu tiên tại Việt Nam có khổ rộng 1m, qua 2 cầu lớn: Bến Lức (dài 350m) và cầu Tân An (113m). Kinh phí làm tuyến đường sắt này là 11,6 triệu frăng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.