Thị trường

Công bố kết quả lập lờ nước mắm nhiễm Asen: Vinastas đúng luật?

22/10/2016, 14:07
image

Vinastas tới nay vẫn cho rằng hành vi và nội dung công bố kết quả nước mắm nhiễm asen là đúng quy định.

vinastas-cong-bo-ket-luan-nuoc-mam-nhiem-asen

Vinastas tới nay vẫn cho rằng hành vi và nội dung công bố kết quả nước mắm nhiễm asen là đúng quy định

Trước ý kiến Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) không có quyền công bố kết quả khảo sát nước mắm, đơn vị này lại dẫn ra bằng chứng ngược lại.

Cụ thể, đại diện Vinastas khẳng định: Đây là chương trình khảo sát của người tiêu dùng nên mẫu nước mắm được mua bất kỳ trên thị trường như người tiêu dùng bình thường. Kết quả khảo sát được công bố để thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nội dung này được quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Điều 28 về “Nội dung tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội”.

“Chương trình khảo sát này không phải là một đề tài nghiên cứu khoa học nên chúng tôi không tiến hành các thủ tục quy định cho một đề tài nghiên cứu khoa học như một số ý kiến phát biểu trên các báo, đài. Tuy nhiên, theo đúng trình tự, sau khi có kết quả khảo sát chúng tôi đã trực tiếp gặp và thông tin về các kết quả khảo sát này cho các cơ quan quản lý an toàn, chất lượng của Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT và nhận được sự ủng hộ của các cơ quan này”, vị đại diện Vinastas lý giải.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, sáng 22/10, Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công Ty Luật hợp danh Thiên Thanh, thông tin: Điều 28, Luật Bảo vệ người tiêu dùng nêu rõ: Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng hoạt động, được phép độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tuy nhiên, theo Luật sư Truyền, Vinastas phải chịu trách nhiệm trước hành vi công bố thông tin nước mắm chứa asen không đúng bản chất sự việc, gây hiểu lầm tới người tiêu dùng. “Trong quy định pháp luật Việt Nam không có thuật ngữ asen tổng. BQCVN 8-2: 2011 của Bộ Y tế cũng mới chỉ quy định mức giới hạn tối đa cho phép asen vô cơ trong nước chấm. Mặt khác, các nhà khoa học cũng khẳng định, asen hữu cơ tăng cao trong nước mắm độ đạm cao là điều hiển nhiên và chất này không gây hại cho cơ thể ”, Luật sư Truyền nhận định.

>>>Xem thêm video:

Trước đó, Vinastas đã tiến hành lấy mẫu khảo sát nội dung ghi nhãn và các nhóm chỉ tiêu hóa học về thành phần cấu tạo, ATTP của nước mắm, gồm: Thành phần hóa học như nitơ toàn phần, nitơ axit amin và nitơ amoniac; Hàm lượng kim loại nặng như asen hay còn gọi là thạch tín và Hàm lượng muối.

Theo đó, kết quả xét nghiệm asen (thạch tín) tổng cho thấy có đến 101/150 mẫu khảo sát (chiếm 67,3%) không đạt quy định cao quá mức cho phép trong đó 95,65 % nước mắm độ đạm cao chứa thạch tín càng nhiều.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.