Y tế

Công dụng thần kỳ của cây huyết dụ

26/01/2018, 17:05

Cây uyết dụ còn tên gọi là phật dụ, thiết thụ; tên khoa học là cordyline terminalis kunth.

8

Cây huyết dụ

Có hai loại cây huyết dụ, loại lá đỏ cả hai mặt và loại lá đỏ một mặt còn mặt kia màu xanh. Cả hai loại đều được dùng làm thuốc, nhưng loại hai mặt đỏ tốt hơn.

Theo Đông y, huyết dụ vị nhạt, tính mát, tác dụng làm mát máu, bổ huyết, cầm máu lại vừa làm tan máu ứ, giảm đau phong thấp nhức xương trị rong kinh, xích bạch đới, kiết lỵ, lậu, sốt xuất huyết, thổ huyết, ho ra máu, tiểu tiện ra máu. Liều dùng trung bình 20 - 30g lá tươi, 8 - 16g lá khô cho các dạng thuốc sắc, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Chữa chứng sốt xuất huyết (kể cả các xuất huyết dưới da): Lá huyết dụ tươi 30g, trắc bá sao đen 20g, cỏ nhọ nồi 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.

Chữa ho ra máu, chảy máu cam và chảy máu dưới da: Lá huyết dụ tươi 30g, trắc bá diệp sao cháy 20g, cỏ nhọ nồi 20g, sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.

Chữa ho ra máu: Lá huyết dụ 10g, rễ rẻ quạt 8g, trắc bách diệp sao đen 4g, lá thài lài tía 4g, tất cả phơi khô, sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.

Chữa các loại chảy máu (kể cả xuất huyết tử cung, tiêu chảy ra máu): Lá huyết dụ tươi 40 - 50g (nếu sử dụng lá khô, hoa khô lượng chỉ bằng nửa lá tươi), sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần. Không dùng cho phụ nữ sau khi nạo thai hoặc đẻ sót rau.

Chữa kiết lỵ: Lá huyết dụ tươi 20g, cỏ nhọ nồi 12g, rau má 20g, giã nát cho vào chút nước vắt lấy nước cốt uống ngày 2 lần.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.