Công nhân đường sắt đội nắng duy tu cầu trăm tuổi Long Biên

31/05/2023, 20:35

Dù Hà Nội đang bước vào đợt nắng nóng gay gắt nhưng công nhân đường sắt vẫn miệt mài duy tu, đảm bảo an toàn cầu Long Biên.

Hà Nội đang những ngày nắng nóng gay gắt cuối tháng 5. Dưới cái nắng gay gắt 38-39 độ C, những công nhân đường sắt vẫn miệt mài sơn cầu Long Biên, “tân trang” cho cây cầu đã trên 120 tuổi.

Hà Nội đang những ngày nắng nóng gay gắt cuối tháng 5. Dưới cái nắng gay gắt 38-39 độ C, những công nhân đường sắt vẫn miệt mài sơn cầu Long Biên, “tân trang” cho cây cầu đã trên 120 tuổi.

Anh Thuỷ (Đội quản lý cầu Long Biên, Công ty CP Đường sắt Hà Hải) vừa mải mê sơn các tấm thép vừa cho biết, nhóm anh đang thực hiện công việc duy tu thường xuyên. Trong đó, hạng mục sơn cầu không chỉ là tân trang, làm đẹp cầu mà quan trọng là thêm biện pháp chống xuống cấp, đảm bảo an toàn. Vì phải qua nhiều công đoạn như cạo rỉ, đánh sạch lớp sơn cũ, các rỉ sét, sơn chống rỉ rồi mới sơn phủ. “Đây là công việc thường ngày thôi, để duy tu cầu cho đảm bảo an toàn nên nắng vẫn làm, để còn nhanh hoàn thành”, anh Thuỷ nói.

Anh Thuỷ (Đội quản lý cầu Long Biên, Công ty CP Đường sắt Hà Hải) vừa mải mê sơn các tấm thép vừa cho biết, nhóm anh đang thực hiện công việc duy tu thường xuyên. Trong đó, hạng mục sơn cầu không chỉ là tân trang, làm đẹp cầu mà quan trọng là thêm biện pháp chống xuống cấp, đảm bảo an toàn. Vì phải qua nhiều công đoạn như cạo rỉ, đánh sạch lớp sơn cũ, các rỉ sét, sơn chống rỉ rồi mới sơn phủ. “Đây là công việc thường ngày thôi, để duy tu cầu cho đảm bảo an toàn nên nắng vẫn làm, để còn nhanh hoàn thành”, anh Thuỷ nói.

Anh Hiệp, người cùng nhóm sản xuất với anh Thuỷ cho hay, để vẫn hoàn thành công việc, đồng thời tránh bớt nắng nóng, các anh làm từ 6h00 sáng. Mỗi nhóm được giao khoán phụ trách một đoạn, cứ thế các nhóm tập trung sơn, làm đến tận trưa, đến khi nào hoàn thành mới thôi. Ảnh: Anh Thuỷ chuẩn bị các thanh gá trước khi vào vị trí sơn phía dưới mặt cầu

Anh Hiệp, người cùng nhóm sản xuất với anh Thuỷ cho hay, để vẫn hoàn thành công việc, đồng thời tránh bớt nắng nóng, các anh làm từ 6h00 sáng. Mỗi nhóm được giao khoán phụ trách một đoạn, cứ thế các nhóm tập trung sơn, làm đến tận trưa, đến khi nào hoàn thành mới thôi. Ảnh: Anh Thuỷ chuẩn bị các thanh gá trước khi vào vị trí sơn phía dưới mặt cầu

Một nữ công nhân cho biết, trong điều kiện thời tiết bình thường, các tổ, nhóm duy tu làm trên cầu bắt đầu từ 7h30 sáng. Nhưng trong điều kiện thời tiết nắng nóng, phải làm sớm hơn. Như nhóm phụ trách cạo rỉ làm từ 5h00 sáng, để nhóm làm công việc tiếp theo còn thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Nữ công nhân trang bị bảo hộ chống nắng kín mít, lom khom sơn

Một nữ công nhân cho biết, trong điều kiện thời tiết bình thường, các tổ, nhóm duy tu làm trên cầu bắt đầu từ 7h30 sáng. Nhưng trong điều kiện thời tiết nắng nóng, phải làm sớm hơn. Như nhóm phụ trách cạo rỉ làm từ 5h00 sáng, để nhóm làm công việc tiếp theo còn thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Nữ công nhân trang bị bảo hộ chống nắng kín mít, lom khom sơn

Trong nắng gắt, các thanh thép trên cầu càng thêm nóng rãy, hơi nóng phả ra hầm hập. Dẫu vậy, các công nhân vẫn đeo, bám các thanh thép, sơn cẩn thận, sơn phủ cả những vị trí “hiểm hóc”, khó nhìn thấy từ ngoài đường bộ vào, hay từ trên đường sắt xuống. Ảnh: Nữ công nhân đứng cheo leo trên các thanh thép nhỏ, sơn phía dưới đường sắt

Trong nắng gắt, các thanh thép trên cầu càng thêm nóng rãy, hơi nóng phả ra hầm hập. Dẫu vậy, các công nhân vẫn đeo, bám các thanh thép, sơn cẩn thận, sơn phủ cả những vị trí “hiểm hóc”, khó nhìn thấy từ ngoài đường bộ vào, hay từ trên đường sắt xuống. Ảnh: Nữ công nhân đứng cheo leo trên các thanh thép nhỏ, sơn phía dưới đường sắt

Anh Thuỷ cẩn thận sơn bản thép và cả các mối nối, ốc, bu lông

Anh Thuỷ cẩn thận sơn bản thép và cả các mối nối, ốc, bu lông

Công nhân bám các thanh thép, sơn phía dưới, mặt bên

Công nhân bám các thanh thép, sơn phía dưới, mặt bên

Tại các vị trí sơn có lắp các tấm lưới để phòng hộ đảm bảo an toàn cho công nhân khi sơn duy tu cầu do vị trí sơn trên cao, cách mặt sông Hồng hay bãi bồi hàng mét.

Tại các vị trí sơn có lắp các tấm lưới để phòng hộ đảm bảo an toàn cho công nhân khi sơn duy tu cầu do vị trí sơn trên cao, cách mặt sông Hồng hay bãi bồi hàng mét.

Công nhân đường sắt tranh thủ làm nhanh cho sớm hoàn thành công việc nên phút nghỉ ngơi rất hiếm hoi, chóng vánh. Ảnh: Anh Hiệp tranh thủ vừa pha sơn, vừa uống nước trước khi vào vị trí sơn mới

Công nhân đường sắt tranh thủ làm nhanh cho sớm hoàn thành công việc nên phút nghỉ ngơi rất hiếm hoi, chóng vánh. Ảnh: Anh Hiệp tranh thủ vừa pha sơn, vừa uống nước trước khi vào vị trí sơn mới

Để có thể có chỗ đứng, ngồi dưới gầm đường sắt và để hộp sơn, công nhân phải đưa các thanh gỗ gá lên các thanh thép. Nhưng do khoảng trống giữa các vị trí hẹp nên thanh gá cũng nhỏ, ngắn, các công nhân phải rất cẩn thận.

Để có thể có chỗ đứng, ngồi dưới gầm đường sắt và để hộp sơn, công nhân phải đưa các thanh gỗ gá lên các thanh thép. Nhưng do khoảng trống giữa các vị trí hẹp nên thanh gá cũng nhỏ, ngắn, các công nhân phải rất cẩn thận.

Tham gia bảo đảm an toàn cho cầu Long Biên còn lực lượng tuần gác. Anh Đào Minh Dực, công nhân tuần cầu cho biết, anh đã làm công nhân tuần cầu trên 10 năm. Hàng ngày, sau khi nhận ban lúc 6h, anh phải đi tuần dọc theo đường sắt trên cầu, vừa đi vừa quan sát đường sắt và cả đường bộ xem có xảy ra vấn đề gì uy hiếp đến an toàn không để xử lý kịp thời. Ảnh: Anh Dực siết lại bu lông giữ tà vẹt bị lỏng giữa nắng gắt

Tham gia bảo đảm an toàn cho cầu Long Biên còn lực lượng tuần gác. Anh Đào Minh Dực, công nhân tuần cầu cho biết, anh đã làm công nhân tuần cầu trên 10 năm. Hàng ngày, sau khi nhận ban lúc 6h, anh phải đi tuần dọc theo đường sắt trên cầu, vừa đi vừa quan sát đường sắt và cả đường bộ xem có xảy ra vấn đề gì uy hiếp đến an toàn không để xử lý kịp thời. Ảnh: Anh Dực siết lại bu lông giữ tà vẹt bị lỏng giữa nắng gắt

Anh Dực cũng cho hay, nhiệm vụ của nhân viên tuần cầu trong một ban 12 tiếng phải đi quãng đường từ giữa cầu đến hết cầu và ngược lại, mỗi lượt đi dọc một bên đường sắt, khoảng 2-3 vòng/1 ban tùy theo có phải xử lý trên cầu không, có phải xuống gầm cầu kiểm tra không... Theo lịch trình nhiệm vụ người tuần đường trên cầu sẽ kết thúc khoảng 11h45 và chiều, khoảng 13h00-13h30 lại bắt đầu đi tuần. “Dù nắng nóng hay mưa bão, nhân viên tuần đường vẫn phải ra đi tuần, có vậy mới kịp thời phát hiện những sự cố có thể xảy ra, báo đơn vị xử lý, đảm bảo an toàn cho tàu xe, người tham gia giao thông qua cầu”, anh Dực nói.

Anh Dực cũng cho hay, nhiệm vụ của nhân viên tuần cầu trong một ban 12 tiếng phải đi quãng đường từ giữa cầu đến hết cầu và ngược lại, mỗi lượt đi dọc một bên đường sắt, khoảng 2-3 vòng/1 ban tùy theo có phải xử lý trên cầu không, có phải xuống gầm cầu kiểm tra không... Theo lịch trình nhiệm vụ người tuần đường trên cầu sẽ kết thúc khoảng 11h45 và chiều, khoảng 13h00-13h30 lại bắt đầu đi tuần. “Dù nắng nóng hay mưa bão, nhân viên tuần đường vẫn phải ra đi tuần, có vậy mới kịp thời phát hiện những sự cố có thể xảy ra, báo đơn vị xử lý, đảm bảo an toàn cho tàu xe, người tham gia giao thông qua cầu”, anh Dực nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.