Hạ tầng

Công trình trăm tỷ "đắp chiếu đợi vốn" tan hoang sau mưa

01/09/2017, 06:25

Dự án Kè chống sạt lở QL 24 đoạn qua P. Duy Tân đang dang dở đợi vốn thì sạt lở sau trận mưa.

DSC03949

Sạt lở nghiêm trọng khiến cho con đường đang dang dở bị tan hoang.

Đắp chiếu do "đói vốn"

Năm 2009, trận lũ lớn xảy ra tại tỉnh Kon Tum đã khiến đoạn đường kết hợp kè nối giữa đường Giã Tượng và Duy Tân (P. Duy Tân, Tp. Kon Tum) sạt lở cuốn theo nhiều ngôi nhà sụp đổ khiến nhiều hộ dân sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Sau khi kiểm tra tình hình tại địa phương, lãnh đạo Chính phủ lúc này đã thị sát đồng thời đồng ý cho tỉnh Kon Tum thực hiện dự án đường giao thông kết hợp kè chống sạt lở trên. Dự án qua hai lần điều chỉnh từ 75,2 tỉ đồng đã đội lên 102 tỉ đồng.

Ban QLDA Xây dựng cơ bản các công trình trọng điểm TP. Kon Tum (nay là Ban QLDA đầu tư xây dựng TP. Kon Tum) thay thành phố, chịu trách nhiệm làm chủ đầu tư dự án. Tháng 10/2011, TP. Kon Tum đã phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán đầu tư xây dựng công trình trên đối với hạng mục Đường giao thông kết hợp kè với chiều dài 858m, mặt đường 8m với tổng mức đầu tư là 31,3 tỉ đồng (xây lắp: trên 24,7 tỉ đồng; tư vấn 1,4 tỉ đồng...). Thời gian thi công từ 30/11/2011-31/12/2014. 

Dự án 102 tỉ đồng chống sạt lở QL24 bị sạt lở được triển khai nhưng hiện nay thiếu vốn. Cụ thể, dự án được Trung ương hỗ trợ 75, tỉ đồng, số vốn còn lại bị thiếu là 26,6 tỉ đồng của ngân sách TP.Kon Tum (Kon Tum).

Tuy nhiên, đến 10/11/2014, TP. Kon Tum chưa có kế hoạch bố trí vốn tiếp theo cho dự án nên đã ký với nhà thầu dừng thi công. Tại thời điểm này, nhà thầu đã thi công cơ bản hoàn thành các hạng mục: nền, mặt đường (Km 0+437 - Km 0+858,99) nền đường và cấp phối đá dăm lớp 1 (đoạn Km 0+437, 00) hệ thống thoát nước và gia cố mái taluy nền đường. Hạng mục còn lại chưa thi công: mặt đường (Km 0 - Km 0+437, 00), vỉa hè bó vỉa và hạng mục ATGT (giá trị xây lắp đã nghiệm thu là 15,765 tỉ đồng. Giá trị thanh toán là 13,868 tỉ đồng. Giá trị còn nợ nhà thầu nhưng chưa có nguồn để trả là 1,896 tỉ đồng). Từ đó đến nay, UBND TP. Kon Tum chưa thể cân đối và bố trí số vốn còn lại khoảng 26,6 tỉ đồng để thi công tiếp. 

Ông Trịnh Công Sơn, Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng TP. Kon Tum cho biết, dự án dừng lại theo quy định của Chỉ thị số 1792 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 15/10/2014 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; nhằm hạn chế nợ đọng cơ bản.

DSC03999

Nước ngầm chảy ra từ chân kè chống sạt lở.

Chỉ do mưa?

Ngày 15/7 - 25/7, đợt mưa kéo dài xảy ra trên địa bàn TP. Kon Tum đã khiến công trình này sạt lở nghiêm trọng. Mái taluy, nền đường đổ sụp xuống suối. Hàng trăm m3 đất và tấm lát bê tông mái taluy cùng ống thoát bị bị đẩy trôi một đoạn dài gần trăm mét. Nền đường nứt toác và tiếp tục sạt lở. 

Ban Quản lý dự Đầu tư - Xây dựng TP. Kon Tum trong báo cáo 103 ngày 3/8/2017 cho hay: "Việc sạt lở kéo dài từ Km 0+262,71 - Km 0+350,03 với chiều dài sạt lở 87,32m. Phạm vi sạt lở lấn sâu vào đến giữa tim đường". Cũng theo ông Sơn, đoạn sạt lở này nằm trong chiều dài tuyến 858m, với vốn đầu tư 31,3 tỉ đồng.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Sơn cho biết nguyên nhân sạt lở là do mưa. "Khảo sát tại hiện trường chúng tôi phát hiện chân kè này có địa chất là đất sét mềm. Một số vị trí nước ngầm chảy xuyên qua chân kè thành dòng nước và tạo thành vũng", ông Sơn nói.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Quang Hải, Giám đốc sở Xây dựng Kon Tum cho rằng: "Theo kiểm tra hiện trường, mạch nước ngầm cao quá, trong khi nền cơ yếu phía dưới là đất sét, tầng không thấm dày, do đó nước không thấm xuống được, mà lại thoát nước ở tầng nông. Vì thế, sạt sở là điều khó tránh khỏi".

Cũng theo ông Hải, úp mái kè chẳng qua là úp mái nước mặt, tấm khoan chỉ khoan được một lỗ thì không có tác dụng để thoát nước ngầm, chống sạt lở.

Screen Shot 2017-08-30 at 19.03.56

Nền đường nứt toác và đang tiếp tục sạt lở.

DSC03968

 Những tấm úp mái taluy bị... trôi tới 100m.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.