Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay
Tính từ 16h ngày 25/11 đến 16h ngày 26/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.109 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 13.094 ca ghi nhận trong nước (tăng 665 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 7.288 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.809), Cần Thơ (897), Bình Dương (707), Tây Ninh (655), Bà Rịa - Vũng Tàu (653), Đồng Tháp (601), Bạc Liêu (566), Đồng Nai (556), Vĩnh Long (536), Bến Tre (501), Bình Thuận (496), Sóc Trăng (493), Kiên Giang (418), An Giang (387), Cà Mau (374), Trà Vinh (309), Bình Phước (271), Hà Nội (253), Hậu Giang (238), Khánh Hòa (216), Đắk Lắk (181), Bắc Ninh (153), Hà Giang (143), Bình Định (132), Tiền Giang (123), Nghệ An (117), Thừa Thiên Huế (113), Lâm Đồng (112), Quảng Nam (95), Đắk Nông (92), Đà Nẵng (92), Quảng Ngãi (80), Long An (75), Vĩnh Phúc (62), Quảng Trị (57), Thanh Hóa (55), Hưng Yên (47), Lạng Sơn (44), Phú Thọ (38), Nam Định (38), Ninh Thuận (31), Phú Yên (30), Tuyên Quang (28), Quảng Bình (28), Quảng Ninh (25), Thái Bình (25), Thái Nguyên (22), Gia Lai (21), Hà Tĩnh (19), Ninh Bình (18), Bắc Giang (16), Hà Nam (10), Hải Dương (8 ), Cao Bằng (7), Kon Tum (6), Hải Phòng (4), Hòa Bình (4), Điện Biên (4), Lào Cai (2), Yên Bái (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Lâm Đồng (-123), Gia Lai (-107), Bình Phước (-71).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (+227), Cần Thơ (+156), An Giang (+139).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 11.162 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.181.337 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 11.988 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.176.148 ca, trong đó có 952.439 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Có 3 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (464.180), Bình Dương (279.487), Đồng Nai (85.064), Long An (37.829), Tiền Giang (24.362).
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 12.368 ca
Tổng số ca được điều trị khỏi: 955.256 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.456 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 3.624 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.148 ca Thở máy không xâm lấn: 145 ca Thở máy xâm lấn: 529 ca ECMO: 10 ca
137 ca tử vong tại TP.HCM và 25 tỉnh thành phố
Từ 17h30 ngày 25/11 đến 17h30 ngày 26/11 ghi nhận 137 ca tử vong tại: TP.HCM (60); trong đó có 9 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Bạc Liêu (1), Bình Dương (2), Đồng Nai (2), Đồng Tháp (1), Long An(2), Sóc Trăng (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Tiền Giang (13), An Giang (13), Tây Ninh (9), Bình Thuận (8 ), Kiên Giang (7), Sóc Trăng (4), Vĩnh Long (4), Đồng Nai (3), Đồng Tháp (3), Cần Thơ (3), Đắk Lắk (2), Bạc Liêu (2), Trà Vinh (1), Nghệ An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Long An (1), Bến Tre (1), Cà Mau (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 138 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 24.544 ca, chiếm tỷ lệ 2,1% so với tổng số ca nhiễm, cao hơn trung bình của thế giới là 0,1%.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 34/234 vùng lãnh thổ, Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 10/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 127.500 xét nghiệm cho 259.502 lượt người.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 25.517.762 mẫu cho 67.263.695 lượt người.
Trong ngày 25/11 có 2.409.817 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 116.328.185 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 68.934.236 liều, tiêm mũi 2 là 47.393.949 liều.
Hà Nội tiêm vaccine Pfizer cho học sinh lớp 9
Hà Nội đang tiêm vét vaccine Covid-19 mũi một cho học sinh lớp 10, 11 và 12, từ ngày 27/11 sẽ tiêm cho học sinh lớp 9 và giảm dần đến 12 tuổi.
Ngày 23/11, Hà Nội bắt đầu tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em từ 15-17 tuổi đang học tập, sinh sống trên địa bàn.
Sở Y tế Hà Nội tiếp tục phân bổ 137.724 liều vaccine Pfizer cho 30 quận, huyện, thị xã, để tiêm mũi một cho trẻ em 14 tuổi (lớp 9) đang học tập, sinh sống trên địa bàn. Số vaccine này cũng có thể sử dụng để tiêm mũi một cho trẻ em 12-17 tuổi chưa được tiêm hoặc tiêm trả mũi hai sau khi đã hết trẻ tiêm mũi một. Khoảng cách giữa hai mũi ít nhất là 3 tuần.
Trẻ đi học được tiêm tại trường; trẻ không đi học tiêm tại trạm y tế. Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu..., trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã sẽ cung cấp vaccine để bệnh viện tiêm cho trẻ.
Trước đó, Hà Nội đã tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi, theo lộ trình từ lớn đến nhỏ, tiêm trước trẻ 15-17 tuổi.
Ngày 22/11, Sở Y tế Hà Nội đã phân bổ 304.140 liều cho 30 quận, huyện, thị xã để tiêm mũi một cho trẻ 15-17 tuổi, hiện đã tiêm được 235.199 mũi cho học sinh lớp 10, 11 và 12.
Theo kế hoạch, trong quý 4/2021 và quý 1/2022, Hà Nội sẽ tiêm cho toàn bộ trẻ 12-17 tuổi có chỉ định sử dụng vaccine của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Dự kiến 791.921 trẻ được tiêm, trong đó 519.547 trẻ từ 12 đến dưới 16 tuổi và 272.374 trẻ từ 16 đến dưới 18 tuổi.
Bốn công nhân ở Thanh Hoá tử vong sau tiêm vaccine do sốc phản vệ
Tối muộn 25/11, nguồn tin từ Sở Y tế Thanh Hóa cho biết, bệnh nhân thứ tư là công nhân làm việc tại Công ty TNHH giầy Kim Việt đã tử vong vào chiều nay.
Bệnh nhân là nữ sinh năm 1985, trú tại Thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống, trước đó bị sốc phản vệ độ IV.
Trước đó, ttối cùng ngày, Sở Y tế Thanh Hóa đã có báo cáo kết quả họp Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân đối với các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 tại Công ty TNHH giầy Kim Việt.
Theo kết luận, toàn bộ quy trình cấp phát, tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển vaccine phòng Covid-19, công tác tổ chức tiêm chủng, khám sàng lọc, tiêm vaccine, theo dõi sức khỏe sau tiêm vaccine… được thực hiện theo quy định, chưa phát hiện sai sót chuyên môn.
Quá trình tổ chức tiêm chủng đã có 10 trường hợp phản ứng nặng sau tiêm vaccine, đều được phát hiện trong thời gian theo dõi sức khỏe 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm chủng; được xử trí cấp cứu, điều trị theo phương án xử trí và theo phác đồ.
Đến nay, đã có 4 trường hợp tử vong, 6 bệnh nhân còn lại đang được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh. Nguyên nhân của 4 trường hợp tử vong là sốc phản vệ sau tiêm vaccine Verocell phòng Covid-19.
Hội đồng tư vấn chuyên môn đề nghị Bệnh viện Bạch Mai và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiếp tục quan tâm hỗ trợ trực tiếp chuyên môn, kỹ thuật cho tỉnh Thanh Hóa về xử trí các trường hợp phản vệ sau tiêm.
Đồng thời đề nghị Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh quyết định tạm thời dừng việc tiêm chủng vaccine Verocell lô B2021103398 trên phạm vi toàn tỉnh trong khi chờ Bộ Y tế quyết định việc xử trí đối với số vaccine Verocell lô B2021103398 nêu trên.
Trước đó, ngày 18/11, huyện Nông Cống được cấp 53.000 liều vaccine Vero Cell theo kế hoạch tiêm phòng Covid-19. Cùng đợt, huyện nhận hai loại vaccine Moderna và Abdala. Ngày 23/11, huyện bắt đầu tiêm vaccine Vero Cell trước cho 13.400 người đã tiêm mũi một (theo kế hoạch sẽ được tiêm tiếp mũi hai) và 16.500 người độ tuổi 18-49 tiêm mũi một.
Tuy nhiên, khi tiêm được khoảng 10.000 liều thì hàng chục nữ công nhân Công ty Giày Kim Việt xuất hiện triệu chứng bất thường, trong đó 5 người phản ứng phản vệ. Họ được sơ cấp cứu tại chỗ và chuyển về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa điều trị, cùng nhiều công nhân có triệu chứng nhẹ.
Đến sáng 24/11, hai người tử vong, người thứ ba mất vào chiều cùng ngày. Chiều 25/11, thêm một người qua đời.
Thêm 12.450 ca Covid-19
Trong 12.450 ca nhiễm Bộ Y tế công bố tối 25/11 có 12.429 ca tại 59 tỉnh thành, tăng 640 ca so với ngày 24/11, trong đó các tỉnh phía Nam dẫn đầu về số ca nhiễm.
Trong đó, có 5.587 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, 6.842 ca cộng đồng.
8 tỉnh thành ghi nhận số ca nhiễm trong ngày hơn 500, gồm: TP.HCM, Cần Thơ, Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Đồng Nai.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 10.666 ca/ngày.
Từ 17h30 ngày 24/11 đến 17h30 ngày 25/11 ghi nhận 164 ca tử vong gồm:
Tại TP HCM: 59 ca tử vong trong đó 12 trường hợp là người các tỉnh, thành phố khác được chuyển đến điều trị, gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bình Dương, Bình Thuận, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Quảng Trị và Tiền Giang mỗi nơi một, Long An 4.
Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang 17, Tiền Giang và Bình Dương đều 13, Kiên Giang 10, Tây Ninh, Đồng Nai, Cần Thơ đều 8, Long An 7, Vĩnh Long 6, Sóc Trăng 5, Đồng Tháp và Bạc Liêu 2, Đăk Lăk, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hậu Giang, Quảng Ngãi, Trà Vinh mỗi nơi một.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 133 ca. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 24.407 ca, tỷ lệ 2,1% so với tổng số ca nhiễm.
Đợt dịch thứ 4, số ca nhiễm trong nước là 1.163.054, trong đó 940.071 người đã được công bố khỏi bệnh.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam ghi nhận 1.168.228 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Về tiêm chủng, trong ngày 24/11 có 1.578.870 liều vaccine được tiêm. Như vậy, tổng số liều đã được tiêm là 114.5 triệu liều, trong đó tiêm 1 mũi là 68.4 triệu liều, tiêm mũi 2 là 46.1 triệu liều.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận