• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

CSGT được học kiểm tra vi phạm nồng độ cồn chuẩn quốc tế

23/12/2015, 22:23

Tới đây, Học viện CSND sẽ chọn lọc để đưa mô hình tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn...

3
Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện giao thông

Việc làm này được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn trong công tác ngăn chặn, xử lý vi phạm nồng độ cồn.

Thêm 17 địa phương áp dụng mô hình quốc tế

Chiều 22/12, Ủy ban ATGT Quốc gia, Học viện CSND và Hiệp hội An toàn đường bộ toàn cầu (GRSP) tổ chức hội nghị tổng kết chương trình tập huấn kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn người điều khiển phương tiện theo kinh nghiệm quốc tế. Với sự tài trợ của Hội chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, dự án đã trang bị một số công cụ (áo phản quang, gậy chỉ huy giao thông có ánh sáng, cọc phản quang) và tổ chức tập huấn kinh nghiệm kiểm soát theo mô hình quốc tế cho CSGT, cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động, và cảnh sát hình sự của 17 địa phương.

"Chúng tôi kiến nghị quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn và các vi phạm giao thông khác phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng; hạn chế tối đa việc xin, cho”.

Đại tá Trần Minh Chất
Phó giám đốc Học viện CSND

Đại tá Trần Minh Chất, Phó giám đốc Học viện CSND cho biết, chương trình tập huấn đã được các đơn vị liên quan, Công an các địa phương đánh giá cao về chất lượng, tạo được hiệu ứng sâu rộng, góp phần nâng ý thức chấp hành quy định về nồng độ cồn của người tham gia giao thông. “Ở một số địa phương, lãnh đạo công an tỉnh còn cử học viên (cán bộ, chiến sỹ công an) tham gia tập huấn nhiều hơn so với đề nghị của dự án. Sau đợt tập huấn, một số địa phương triển khai theo mô hình mới, tạo hiệu quả tốt, nhận được sự đồng thuận của nhân dân”, Đại tá Chất nói.

Theo ông Nguyễn Phương Nam, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mô hình quốc tế nhằm thực hiện 3 mục tiêu quan trọng là đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, CSGT và người trực tiếp thực thi nhiệm vụ và kiểm tra được nhiều người hơn so với cách thông thường. Ngoài 17 địa phương trên, 5 địa phương khác cũng đã được tập huấn, triển khai kiểm soát theo mô hình quốc tế. Theo đánh giá của WHO, mô hình mới giúp tăng số người được kiểm tra lên 10 -20 lần; tác dụng tuyên truyền về kiểm soát nồng độ cồn cũng tốt hơn và nâng vai trò của CSGT trong công tác này.

Sẽ đưa vào đào tạo chính khóa cho CSGT

Tại hội nghị, những vấn đề hạn chế trong triển khai thực tế và kinh nghiệm hay của một số địa phương đã được đưa ra bàn luận nhằm triển khai hiệu quả hơn. Ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia đề xuất tổ chức chốt kiểm tra gần trụ sở công an phường, xã để kịp thời khống chế các trường hợp chống đối; hoặc vừa duy trì mô hình lập chốt với kiểm tra, xử lý lưu động.

Bà Trịnh Tố Oanh, Giám đốc Hiệp hội an toàn đường bộ toàn cầu cho biết, kiểm tra nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế có mục tiêu đặt an toàn lên hàng đầu, an toàn cho chính người thực thi công vụ. Để thực hiện điều này cần sự chuẩn bị khảo sát, lập kế hoạch chi tiết để vừa đảm bảo sự an toàn sức khỏe, tính mạng, vừa đạt hiệu quả công việc.

“Hạn chế chung ở nhiều địa phương là khó khăn trong việc chọn địa điểm tổ chức chốt kiểm tra phòng trường hợp phương tiện quay đầu, bỏ chạy. Cần có khảo sát, điều tra chi tiết (như địa điểm, thời gian, đối tượng, độ tuổi kiểm tra…) để lập kế hoạch tổ chức chốt. CSGT khi làm nhiệm vụ ban ngày cũng nên mặc áo phản quang”, bà Oanh khuyến nghị và cho biết thêm, để tạo hiệu quả trong kiểm tra, xử lý vi phạm theo chuẩn quốc tế, việc xử lý cần được thực hiện công bằng, nhất quán, công khai, minh bạch để người dân hiểu nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm dù ở bất cứ đâu, thời gian nào.

Đại tá Trần Minh Chất cũng đồng tình với tiêu chí đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm. “An toàn là quan trọng, không nên có chuyện người thực thi nhiệm vụ đuổi theo xe hay nắm cần gạt. Các đồng chí ở Cục CSGT, Phòng CSGT cũng nên quán triệt với các chiến sỹ thực hiện theo kỹ năng kiểm tra, xử lý để đảm bảo an toàn”, Đại tá Chất nói.

“Học viện CSND sẽ chọn lọc để đưa mô hình kiểm tra nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế vào chương trình đào tạo chính khóa CSGT”, Đại tá Chất cho biết.

Nêu kinh nghiệm của CSGT địa phương, Thiếu tá Kiều Hữu Tĩnh, Phó phòng CSGT Phú Thọ cho biết, để tránh việc phương tiện quay đầu gây nguy hiểm, chốt kiểm tra của địa phương được lập ở đường đôi và có xe cẩu để sẵn sàng kéo những phương tiện mà lái xe không chấp hành kiểm tra.

“Giám đốc công an tỉnh có chỉ thị, từ lãnh đạo đến cán bộ, chiến sỹ phải gương mẫu chấp hành pháp luật ATGT và nghiêm cấm việc can thiệp, xin - cho trong xử lý vi phạm. Chỉ trong một tháng, Phú Thọ đã kiểm tra hơn 7.000 trường hợp và xử lý hơn 400 trường hợp vi phạm, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tại địa phương”, Thiếu tá Tĩnh nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.