Hỏi - Đáp

CSGT được lập chốt kiểm tra nồng độ cồn khi nào?

16/05/2023, 08:49

CSGT có quyền lập chốt xử lý các vi phạm nói chung tại bất cứ nơi nào có sự tham gia giao thông nhưng phải theo kế hoạch.

Hỏi:

Thời gian gần đây, tôi thấy nhiều chốt xử lý vi phạm của lực lượng CSGT trên các tuyến đường. Vậy khi lập chốt xử lý thì CSGT cần tuân theo những quy định cụ thể nào?

Nguyễn Tuấn Dũng (Nam Định)

img

Ảnh minh họa

Luật gia Lê Huy Vinh, Công ty Luật TNHH Trường Sơn trả lời:

Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và trình tự tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT quy định: CSGT có quyền lập chốt xử lý các vi phạm nói chung tại bất cứ nơi nào có sự tham gia giao thông nhưng phải theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cùng với đó, khi lập chốt để xử lý thì tại trạm CSGT phải lắp đặt, sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi hình khu vực kiểm soát.

Trong trường hợp chốt trên đường giao thông thì phải lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.

Khoản 2, Điều 16, Mục 2, Chương III Thông tư 65/2020/TT-BCA có quy định việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo đảm các yêu cầu an toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông.

Đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng dọc theo chiều đường ở phần đường, làn đường sát lề đường hoặc vỉa hè để hình thành khu vực bảo đảm trật tự ATGT theo quy định của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự ATGT.

Chiều dài đoạn rào chắn tối thiểu 100m đối với đường cao tốc, 50m đối với quốc lộ và 30m đối với đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã và đường chuyên dụng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.