Xem - ăn - chơi

Cùng là nhà hát nhưng hai cảnh ngộ

07/09/2016, 18:45

2 thánh đường nghệ thuật là Nhà hát Lớn Hà Nội và Nhà hát Lớn TP.HCM đang ở trong những cảnh ngộ khác nhau.

nha-hat-lon-ha-noi

Nhà hát Lớn Hà Nội và Nhà hát Lớn TP.HCM đang ở trong 2 thái cực khác nhau

Sau khi bước vào tự chủ, Nhà hát Lớn Hà Nội, nơi được ví như một thánh đường nghệ thuật bỗng dưng dành cho các chương trình ca nhạc tạp kỹ với mức vé vào cửa từ 500 nghìn - 3,5 triệu đồng. Thậm chí, các buổi lễ chúc tụng của các đơn vị kinh tế, trao giải thưởng này kia cũng được tổ chức tại đây.

Mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật sẽ tập trung phát triển nghệ thuật đỉnh cao, bỏ qua những cái tầm thường. Cùng đó, Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ hạn chế các đêm nhạc bolero, ca nhạc tạp kỹ, các lễ kỷ niệm để ưu tiên không gian vẫn được coi là thánh đường cho nghệ thuật truyền thống và tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao.

Theo đà này, xông đất thánh đường Nhà hát Lớn Hà Nội là Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam và Nhà hát Chèo Việt Nam đã có các chương trình nghệ thuật biểu diễn tại Nhà hát Lớn, từ 30, 31/8 và 1/9. Các nhà hát trong cả nước cũng đã lên lịch đưa các chương trình nghệ thuật đặc sắc thuộc thương hiệu của nhà hát để trình diễn khán giả Thủ đô.

Cùng đó, từ tháng 9 đến cuối năm nay, Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ tự bỏ kinh phí hỗ trợ, miễn phí địa điểm cho 20 buổi biểu diễn của 12 đơn vị nghệ thuật trực thuộc Bộ. Sang năm 2017, Bộ VH, TT&DL sẽ hỗ trợ kinh phí để Nhà hát Lớn Hà Nội miễn phí địa điểm cho 100 buổi biểu diễn. Đây là bước khởi đầu để bảo tồn văn hóa truyền thống, xây dựng tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao.

Điều này sẽ xây dựng lại cho Nhà hát Lớn trở thành một địa chỉ văn hóa tiêu biểu, với những sân khấu truyền thống cũng như hiện đại, đến các tác phẩm nghệ thuật hàn lâm. NSƯT Hoàng Văn Đạt, Phó giám đốc Nhà hát Cải lương hy vọng với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, đây sẽ là một chuyển biến thực sự, tạo động lực cho sự phát triển sân khấu, nghệ thuật của Thủ đô, tạo thói quen thưởng thức nghệ thuật cho người dân.

Thế nhưng, cũng là thánh đường nghệ thuật, Nhà hát TP (trực thuộc Sở VH, TT TP.HCM) lâu nay cũng chỉ duy trì cho thuê các sự kiện, các chương trình giải trí. NSƯT Hoa Hạ, Phó chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM cho biết, phía Nam cũng cần được hỗ trợ như ngoài ngoài Bắc.

Bà cho biết, thời hoàng kim của sân khấu, các đoàn biểu diễn ở TP.HCM đều có thể đặt chân và diễn ở thánh đường nghệ thuật Nhà hát Thành phố. Hiện nay, Nhà hát Thành phố chủ yếu cho thuê để biểu diễn show diễn thương mại, giải trí. Trong khi đó, vắng mặt các chương trình được chú trọng mang bản sắc miền Nam.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.