Ngày 14/12, tờ báo Bild (Đức) dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết, khoảng tháng 5, Đức đã ngăn việc chuyển giao súng trường Barrett của Mỹ và súng chống máy bay không người lái của Litva cho Ukraine dù Kiev đã thanh toán các đơn hàng này.
Lúc đó, Chính quyền Đức nêu đã nhận được sự ủng hộ của Hà Lan trong quyết định này nên họ không phải nước duy nhất phản đối NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Khi bà Merkel có chuyến thăm Kiev hồi tháng 8, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề nghị bà tạo điều kiện trong vấn đề này nhưng không thành công.
Binh sĩ tham gia tập trận quân sự "RAPID TRIDENT-2021" tại khu vực Lviv, Ukraine. Ảnh - Reuters
Trước đó, hôm 12/12, Financial Times dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Aleksey Reznikov cho biết Đức đã ngăn NATO chuyển giao vũ khí cho Ukraine thông qua Cơ quan Mua sắm và Hỗ trợ NATO, khiến Kiev phải mua vũ khí thông qua các thỏa thuận song phương với từng quốc gia.
Cùng ngày, Đại sứ Ukraine tại Đức Andrey Melnik có phản ứng khá gay gắt, cho rằng, Kiev không nên trông đợi được cung cấp vũ khí từ Berlin dưới thời tân Thủ tướng Olaf Scholz. Theo ông Melnik, chính phủ mới của Đức nhiều khả năng vẫn duy trì quan điểm mà ông cho là "phi lý" như dưới chính quyền của bà Merkel.
Ông Melnik cũng khẳng định Ukraine cần vũ khí để phòng vệ trước nguy cơ từ Nga. Ukraine và phương Tây gần đây cáo buộc Nga tập trung lượng lớn quân đội gần biên giới, chuẩn bị cho một cuộc tấn công trong khi Nga nhiều lần phủ nhận.
Hồi đầu tháng, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba cho biết EU đã quyết định cung cấp 31 triệu euro (35 triệu USD) cho nước này để tăng cường khả năng phòng thủ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận