• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Đà Nẵng: Nhà xe bỏ bến “chạy dù”, hét giá trên trời

26/02/2015, 08:01

Đăng ký hoạt động trong các bến xe, nhưng nhiều nhà xe “chất lượng cao” tại Đà Nẵng ngang nhiên bỏ bến.

61
Xe khách Cẩm Vân dừng “vợt” khách tại thị trấn Vĩnh Điện (huyện Điện Bàn,
Quảng Nam)

Giá vé cao gần gấp đôi xe trong bến

Trong vai hành khách có nhu cầu vào Nam ngày mùng 7, 8 Tết (25, 26/2), PV Báo Giao thông tìm đến các điểm bán vé của nhà xe Đình Nhân (tại Bến xe Trung tâm TP Đà Nẵng), nhà xe Xuân Tùng, Cẩm Vân (tại Bến xe phía Nam Đà Nẵng). Trong khi các quầy vé khác tấp nập hành khách đặt, chờ mua vé, những điểm bán vé của các nhà xe này lại khá vắng vẻ, thậm chí không có bóng dáng nhân viên. Tại quầy vé của nhà xe Đình Nhân, khó khăn lắm PV mới gặp được nhân viên bán vé. Người này nói cụt ngủn: “còn vé 7, 8 Tết”.

Tuy nhiên, muốn đi, thay vì đến bến xe, hành khách phải tới địa chỉ 166 Điện Biên Phủ (Đà Nẵng). Đây từng là “bến cóc” truyền thống của nhà xe Đình Nhân nhiều năm qua. Ngành chức năng Đà Nẵng nhiều lần lập biên bản, tạm đình chỉ hoạt động, hãng xe này mới chịu vào đăng ký hoạt động tại Bến xe Trung tâm Đà Nẵng. Tuy nhiên, ghi nhận của PV, thời điểm trước cao điểm Tết Ất Mùi, hàng loạt chuyến xe của Đình Nhân tự ý bỏ bến, ra ngoài tái lập “bến cóc” hoạt động.

"Ngày 25/2, đơn vị cử cán bộ xuống điều tra, mua vé để làm căn cứ và tiến hành mời các hãng xe đến để kiểm tra, xử phạt trong ngày 26/2. Chúng tôi sẽ mời cả đơn vị Quản lý thị trường, Sở Tài chính cùng làm việc để xử lý dứt điểm tình trạng này”.

Ông Nguyễn Trung Nghĩa
Chánh thanh traSở GTVT Đà Nẵng

PV viện lý do nhà gần Bến xe Đà Nẵng để được vào bến lên xe, nhưng nhân viên bán vé của nhà xe Đình Nhân gằn giọng: “Chỉ đón ở 166 Điện Biên Phủ, đi hay không thì tùy”. Đáng nói, nhà xe Đình Nhân hét giá trên trời. Bởi theo ghi nhận của PV, tại các quầy vé của những hãng xe chạy tuyến Đà Nẵng - TP Hồ Chí Minh, giá vé giường nằm cao nhất chỉ 700 nghìn đồng/vé. Trong khi đó, nhân viên hãng xe Đình Nhân “hét” vé ngồi lên đến 750 nghìn đồng/vé. Riêng giá giường nằm được chia làm hai loại tầng trên (1,1 triệu đồng/vé) và tầng dưới (1,2 triệu đồng/vé).

Tìm đến điểm bán vé nhà xe Xuân Tùng tại số 130 Điện Biên Phủ, nhân viên bán vé cho hay: “Giá vé tuyến Đà Nẵng - TP Hồ Chí Minh có mức 750 nghìn đồng/vé (ghế ngồi) và 1,1 triệu đồng/vé (giường nằm). Tương tự, PV gọi vào số máy 0905.67… (tổng đài đặt vé của nhà xe Cẩm Vân) cũng thông báo hai mức giá vé 750 nghìn đồng (ghế ngồi) và 1,1 triệu đồng/giường nằm. Riêng giường dưới bị “phụ thu thêm 50 nghìn đồng. Mức giá này gấp 1,5-2 lần giá vé các hãng xe giường nằm khác cùng tuyến đang hoạt động tại Bến xe Trung tâm TP Đà Nẵng”.

“Bến cóc" lộng hành

9h ngày 25/2, PV Báo Giao thông có mặt tại khu vực dọc số nhà từ 130 đến 166 Điện Biên Phủ, trước khách sạn Thanh Long, chứng kiến cảnh hàng loạt “bến cóc” tự phát của các nhà xe Xuân Tùng, Đình Nhân thi nhau đậu đỗ, đón khách, bốc xếp hành lý. Nhiều nhà xe tràn ra cả lòng đường, gây mất TTATGT. Khi PV hỏi mua vé, nhân viên nhà xe Xuân Tùng hối thúc lên xe để chuẩn bị khởi hành. Đến gần 12h trưa, chiếc xe “thương hiệu” Xuân Tùng BKS 43B - 002.58 sau khi lăn bánh qua khỏi cầu Quá Giáng một đoạn lại bật xi nhan “an vị” ở bên phải QL1 (đối diện với Bến xe phía Nam TP Đà Nẵng) để cầm giấy chạy vào “ký lệnh” rồi mới tiếp tục hành trình “Nam tiến”.

Trao đổi về vấn đề này, ông Phan Xuân Viên, Giám đốc Bến xe phía Nam Đà Nẵng xác nhận: “Hai nhà xe Xuân Tùng, Cẩm Vân đăng ký hoạt động trong bến vài tháng nay. Tuy nhiên, thay vì ra vào bến theo quy định, hai nhà xe tự ý bỏ bến nhiều tháng. Chúng tôi là người xúc tiến, kêu gọi hai nhà xe Xuân Tùng, Cẩm Vân vào bến. Vất vả lắm, họ mới chịu đăng ký hoạt động. Nhưng từ trước Tết, chẳng thấy họ vào bến đóng lệnh. Sau Tết, một hai ngày gần đây họ có vào đóng lệnh, còn lại hầu hết đều chạy ngoài. Bến đã kiến nghị Sở GTVT, cơ quan chức năng Đà Nẵng để có biện pháp kiểm tra, xử lý”, ông Viên ngán ngẩm.

Ông Lê Viết Hoàng, Tổng giám đốc Công ty CP Vận tải và quản lý bến xe Đà Nẵng cho hay, các tuyến Đà Nẵng - TP Hồ Chí Minh sau Tết tăng giá vé khoảng 40% so với ngày thường. Tuy nhiên, nhà xe Đình Nhân chỉ đăng ký hoạt động trong bến mà không đưa các bảng niêm yết, đăng ký giá. Theo ông Hoàng, trước Tết, nhà xe Đình Nhân và một số hãng xe khác trình phương án tăng giá vé Tết lên sở Tài chính nhưng Đình Nhân đề xuất tăng giá quá cao nên Sở Tài chính không phê duyệt. Cũng từ đó, họ tự ý bỏ ra ngoài lập “bến cóc”, “chạy dù” và “chặt chém” hành khách.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.