• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông ATGT địa phương

Dân khổ vì cầu sắp sập không đi được, xã "bất lực" do... không có kinh phí

ATGT địa phương

Dân khổ vì cầu sắp sập không đi được, xã "bất lực" do... không có kinh phí

20/05/2022, 18:13

Dù con kênh dài chỉ hơn 20m, nhưng người dân đã vô cùng khổ sở, vì cây cầu bị xuống cấp, không thể vận chuyển hàng hóa…

Từ nhiều năm qua, có một con kênh chạy dọc theo con đường nông thôn thuộc ấp 1, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ.

Cầu Kênh A2 bị xuống cấp nghiêm trọng.

Từ bờ bên này sang bờ bên kia chỉ hơn 20m, nhưng người dân muốn vận chuyển hàng hóa phải đi vòng rất xa, vì cây cầu hiện hữu đã xuống cấp nghiêm trọng.

Theo ghi nhận của PV, hàng trăm hộ dân sống ở khu vực này là làm vườn, trồng cây ăn trái. Tới mùa thu hoạch, việc vận chuyển nông sản vô cùng khổ sở.

Nhiều mảng bê tông trên cầu bị bể, lộ ra những thanh sắt, rất nguy hiểm.

Ông Nguyễn Văn Thủ (SN 1966, người dân địa phương) cho biết, nhà ông trồng 1,5ha sầu riêng và nhãn. Tới mùa thu hoạch, thương lái cho xe chạy tới bên kia cầu rồi dừng lại không chịu qua, vì sợ cầu sập.

“Từ đây qua bển (bên kia sông) chỉ hơn 20m; nhưng bây giờ xe tải không chịu qua, buộc bà con phải đi đường vòng tới 3km. Mấy năm nay, giá nông sản đã rớt thê thảm, giờ thêm vận chuyển khó khăn, khiến cuộc sống bà con càng thêm khó.

Chúng tui mong mỏi có được một cây cầu mới để người dân bớt khổ”, ông Thủ nói.

Mặt cầu bị hư hỏng nghiêm trọng.

Còn ông Lê Tấn Tài, cũng là người dân địa phương chuyên sống bằng nghề trồng rẫy (trồng bí, dưa hấu…).

Ông Tài chia sẻ: “Chỉ cách nhau một con kênh, nhưng giá bán mỗi kg nông sản giữa hai bên bờ lại chênh lệch nhau tới mấy trăm đồng.

Do xe tải không qua được cầu phải đi vòng, làm đội chi phí vận chuyển. Ví dụ như ở bên này, tôi bán 1kg dưa hấu được 5.000 đồng thì bên kia họ bán được 5.500 đồng”.

Người dân mong muốn có được một cây cầu mới để việc vận chuyển nông sản được thuận lợi.

Theo ghi nhận của PV, cây cầu hiện hữu có tên là cầu Kênh A2, được xây dựng đưa vào sử dụng từ nhiều năm trước, đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Hai bên đường dẫn lên cầu làm bằng bê tông cốt thép, nhưng giữa mặt cầu chỉ được lát bằng những tấm ván sắt.

Mỗi lần có xe máy đi qua là phát ra những âm thanh rung lắc dữ dội. Các trụ cầu đến nay cũng đã bắt đầu hư hỏng, nhiều chỗ bị nứt, lòi ra cả những thanh sắt.

Ông Lê Thanh Sơn, Trưởng ấp 1, xã Thới Hưng, cho biết: “Khoảng 1 năm trở lại đây, dịch Covid-19 khiến đời sống người dân gặp khó khăn. Từ khi cây cầu Kênh A2 bị hư hỏng, bà con càng thêm khó.

Từ nhà bà con ra lộ lớn chỉ 500m, nhưng họ buộc phải đi vòng tới 3km để tiêu thụ nông sản. Địa phương mong muốn có được cây cầu mới để cuộc sống người dân đỡ vất vả hơn”.

Theo lãnh đạo UBND xã Thới Hưng, do chưa tranh thủ được vốn ngân sách để xây cầu, địa phương rất mong có mạnh thường quân hỗ trợ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.