• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Dân mừng khi tăng tốc độ thêm 10 km/h

02/03/2016, 06:54

Hôm qua 1/3, Thông tư 91 của Bộ GTVT cho phép xe cơ giới chạy với tốc độ tối đa trong khu đông dân...

1
Đường Phạm Văn Đồng, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh thông thoáng sau khi tăng tốc độ lưu thông thêm 10km/h - Ảnh:  Mai Huyên

Hôm qua 1/3, Thông tư 91 của Bộ GTVT cho phép xe cơ giới chạy với tốc độ tối đa trong khu đông dân cư là 60 km/h có hiệu lực. Người tham gia giao thông đánh giá việc tăng tốc độ là hợp lý, đảm bảo đường thoáng, tiết kiệm chi phí.

Giao thông thông thoáng hơn

Tại hầu hết các tuyến đường của TP Hà Nội như: Phạm Hùng, Lê Văn Lương kéo dài, Trần Duy Hưng, Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương, Tây Sơn, Giải Phóng... ngày đầu tiên tăng tốc độ, các phương tiện đều lưu thông êm thuận.

Anh Nguyễn Xuân Hoàng, một người tham gia giao thông trên đường Phạm Hùng chia sẻ, tốc độ tăng lên không còn thấy sốt ruột mỗi khi chạy xe trên các tuyến đường mới. Các tuyến đường cũng thông thoáng hơn hẳn.

Không chỉ các tuyến đường trong nội thành Hà Nội, nhiều tuyến QL có dải phân cách cứng như QL5 đoạn từ TP Hà Nội đến khu vực Phố Nối (Hưng Yên); QL1,... dù dòng phương tiện lưu thông khá dày nhưng khi tốc độ được nâng thêm 10 km/h đã không xảy ra ùn ứ. Các phương tiện lưu thông dễ dàng hơn nhiều, nhất là các đoạn có biển qua khu dân cư.

Thông tư 91 của Bộ GTVT chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3 cho phép nâng tốc độ tối đa của xe cơ giới gồm ô tô, xe máy chuyên dùng, xe gắn máy, kể cả xe máy điện… thêm 10 km/h ở khu vực đông dân cư.

Anh Phan Văn Thuấn, tài xế nhà xe Tư Long thuộc HTX Dịch vụ vận tải Bình Minh (TP Vinh, Nghệ An) chạy tuyến Hà Nội - Nghệ An nói: “Nâng tốc độ tối đa thời điểm này rất hợp lý. Trước đây, chúng tôi phải chạy tốc độ “rùa bò”, nhất là các đoạn qua khu dân cư rất mệt mỏi, ức chế. Giờ tăng tốc độ, cánh lái xe đều thoải mái khi lưu thông trên những tuyến đường được làm mới, chất lượng tốt hơn”.

Từ góc độ người lái xe, ông Nguyễn Mạnh Thắng, Quản trị diễn đàn Otofun.net cho rằng, cảm xúc người lái xe là điều quan trọng nhất khi chạy trên đường. Khi họ căng thẳng, TNGT rất dễ xảy ra. Vì vậy, tôi cho rằng khi đường tốt hơn thì việc nâng tốc độ chạy xe trên đường là giải pháp văn minh, tiến tiến.

Ông Phan Đình Cương, Giám đốc điều hành Công ty CP xe khách Bắc Sơn (Sơn La) cho biết: “Trước kia xe khách của chúng tôi phải đi tốc độ quá chậm. Nhiều hành khách than phiền sao đường tốt lại đi chậm nhưng lái xe không biết giải thích sao”.

Theo ông Lê Hồng Hiệp, Tổng giám đốc Công ty TNHH VT Tuấn Hiệp (TP HCM), việc nâng tốc độ lên như hiện nay là hợp lý. Bởi Bộ GTVT đã đầu tư nâng cấp các tuyến QL nếu bị hạn chế tốc độ như cũ là quá lãng phí. “Mới ngày đầu chúng tôi chưa thống kê hết nhưng nhiều anh em báo về rất thuận tiện và có thể giảm chi phí xăng dầu…”, ông Hiệp nói.   

2
Trên QL1K (đoạn qua phường Linh Xuân, Thủ Đức), những tấm biển hạn chế tốc độ không còn phù hợp vẫn chưa bị gỡ bỏ

Tiếp tục điều chỉnh biển báo đúng thực tế

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, khi Thông tư 91 có hiệu lực, một số địa phương tổ chức giao thông lại. Phương tiện phải đi theo biển báo còn nếu không có biển báo, phương tiện được đi trong khu đông dân cư với tốc độ tối đa là 60 km/h. Trừ trường hợp đặc biệt tuyến đường có yếu tố kỹ thuật nào đó ảnh hưởng đến việc lưu thông thì mới để biển báo hạn chế tốc độ tối đa 50 km/h.

“Chúng tôi cũng cân nhắc, có chỗ nâng tốc độ nhưng có chỗ lại thay bằng biển cảnh báo. Những đoạn đường đặc biệt vẫn phải giữ nguyên tốc độ nhưng số này không nhiều”, ông Huyện nói và cho biết đã sàng lọc và quyết tâm điều chỉnh biển báo đúng với thực tế.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia cho rằng, 50-60 km/h không phải là phạm vi giới hạn uy hiếp trực tiếp đến ATGT. Bộ GTVT đã căn cứ vào điều kiện mới của kết cấu hạ tầng để điều chỉnh tốc độ phương tiện trong môi trường khai thác khác nhau, trong khu đô thị và từng cấp đường, loại đường. Việc làm này phù hợp với xu thế chung. Hiện chúng ta đang quy định đường trong đô thị có dải phân cách cứng tốc độ tối đa là 50km/h đối với xe ô tô. Việc tăng tốc độ tối đa lên 60 km/h là phù hợp.

“Tổng cục Đường bộ VN, các Sở GTVT cần đặc biệt quan tâm duy trì những điều kiện đảm bảo ATGT để thực hiện bằng được mục tiêu của Thông tư giúp cho giao thông thông thoáng, tiết kiệm thời gian để hàng hóa thông thương, đi lại được nhanh chóng hơn”, ông Hùng đề nghị.

TP HCM: Một số tuyến đường chưa tháo hết biển 50km/h

Tại TP HCM trong ngày 1/3, hầu hết các tuyến đường đã được tháo biển hạn chế tốc độ 50km/h và thay vào đó là 60km/h đối với xe cơ giới, xe máy. Đơn cử trên đường Phạm Văn Đồng, các biển hạn chế tốc độ 50km/h đã được gỡ bỏ để thay bằng 60km/h. Dù đang là giờ cao điểm buổi sáng nhưng các phương tiện lưu thông thông thoáng và không có bất cứ vụ ùn ứ giao thông nào xảy ra.

Trên tuyến QL1 (đoạn từ quận Thủ Đức về ngã tư Bình Phước), đường Mai Chí Thọ (quận 2), tất cả các biển 50km/h cũng đã được gỡ bỏ từ trước và thay biển 60km/h theo đúng quy định.

Tuy nhiên, tại một số ít tuyến đường khác QL1K (phường Linh Xuân, quận Thủ Đức), PV quan sát có nhiều biển hạn chế tốc độ 50km/h vẫn chưa bị hạ xuống. Tuyến QL1K có dải phân cách cứng và có hai làn đường (mỗi chiều). Theo nhiều người dân, đây là đoạn đường giao với QL1, lưu lượng phương tiện cao nên hay xảy ra ùn ứ, nhất là vào giờ cao điểm.

Trên đường Võ Văn Kiệt (đoạn giao với đường Ký Con, quận 1), một tấm biển 50km/h vẫn hiện diện trên trụ sắt kiên cố khiến nhiều người không khỏi thắc mắc tại sao ngành chức năng vẫn chưa cho phép họ đi lại nhanh hơn vì tuyến đường đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định.

Anh Nguyễn Văn Cao, bảo vệ một công ty ở phường Linh Tây, quận Thủ Đức, cho biết: “Trưa 28/2, chứng kiến lực lượng chức năng thay biển báo, nhiều người dân ở khu phố và cả người tham gia giao thông đã rất mừng. Đường chất lượng tốt, nếu không tăng tốc độ sẽ rất lãng phí”.

Mai Huyên

Đà Nẵng: Chạy nhanh không đồng nghĩa chạy ẩu

Ngày 1/3, trên đường Trường Chinh (Đà Nẵng), các phương tiện di chuyển nhanh hơn. Theo anh  Dương Thành, chủ gara ô tô Trần Dương (Đà Nẵng), việc tăng tốc độ lên 10km/h là cần thiết vì hạ tầng giao thông được nâng cấp,mở rộng. Anh Minh Quân, tài xế taxi hãng hàng không (Đà Nẵng) cho hay: Từ lâu việc giới hạn tốc độ quá thấp không còn phù hợp với những đoạn đường đã được nâng cấp, mở rộng. Từ 1/3, việc tăng tốc độ giúp cánh tài xế chúng tôi đi lại thuận tiện hơn.

Tuy nhiên, một số ý kiến lo ngại tăng thêm 10km/h, tạo đà cho các hãng taxi, đơn vị vận tải “chạy ẩu”. Lãnh đạo một đơn vị taxi lớn tại Đà Nẵng phân tích, chạy nhanh không có nghĩa là chạy ẩu. Tài xế chở khách phải luôn kiểm soát được tốc độ.

Nga Dương

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.