Xã hội

Dân tố dự án môi trường nước làm nhà nứt toác, "lơ" đền bù

13/07/2017, 08:25

Người dân ở đường Bùi Thị Xuân (TP Huế) khá bức xúc khi dự án Cải thiện Môi trường nước gây nứt nhà.

20170629_100932

Thi công đóng cừ Larsen nhưng vẫn xảy ra tình trạng nứt nhà

Dân “kêu trời” vì dự án

Dự án Cải thiện Môi trường nước TP Huế, có tổng mức đầu tư khoảng 4.200 tỷ đồng do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ. Công trình được giao cho Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế làm chủ đầu tư. Gói thầu dịch vụ Tư vấn do Liên danh 3 nhà thầu Công ty Black & Veatch International (BVI) liên kết với Nihon Suiko Sekkei (NSS) và Công ty CP Nước và Môi trường Việt Nam (VIWASE) thực hiện tư vấn thiết kế, giám sát toàn bộ dự án. Ngoài ra, có 6 gói thầu xây lắp và 1 gói thầu thiết bị.

Dự án có 150km cống chung, 30km cống bao để thu gom nước mưa, xử lý nước thải và 7 trạm bơm để bơm chuyền về nhà máy. Dự án triển khai đặt các hạng mục công trình thu gom, xử lý nước thải, thoát nước mưa ở 11 phường khu vực phía Nam sông Hương, TP Huế.

Tuy nhiên khi triển khai dự án tại đường Bùi Thị Xuân (phường Phường Đúc, TP Huế) lại gây ra nhiều bức xúc cho người dân nơi đây.

Ông Nguyễn Thanh Hàm, trú tại 243 đường Bùi Thị Xuân (phường Phường Đúc, TP Huế) cho biết, nhà ông được xây dựng khá kiên cố, lâu nay chưa xảy ra tình trạng nứt, sụt lún. Tuy nhiên khi Dự án này triển khai nhà thầu đã đưa máy móc đào hệ thống thoát nước dọc tuyến đường và đóng cừ ở đoạn qua trước cổng nhà làm nền móng nhà bị lún, các đoạn nối các bức tường bị nứt chằng chịt, nền nhà bị lún khiến gia đình sống trong cảnh thấp thỏm, lo lắng.

Gia đình đã phản ánh sự việc với đơn vị thi công, địa phương để có phương án hỗ trợ, đền bù, nhưng họ mới đến kiểm tra chứ chưa có phương án đền bù - ông Hàm nói.

Tương tự, bà Lê Thị Bích Hợp (trú tại 31/134, đường Bùi Thị Xuân, (phường Phường Đúc, TP Huế) cho biết, từ khi dựa án thi công đến nay, trên tường nhà bắt đầu xuất hiệu nhiều vết nứt, tại phần móng của ngôi nhà cũng bị sụt lún, tạo thành những khe rộng, điều này đã khiến gia đình luôn trong tình trạng lo sợ trng khi mùa mưa bão gần đến...

DSCN4248

Nhiều hộ dân khá bức xúc khi dự án gây nứt nhà 

Ông Trần Minh Tuấn - cán bộ Địa chính phường Phường Đúc (TP Huế) cho biết, qua thống kê ban đầu có 11 hộ dân bị ảnh hưởng khi triển khai dự án dọc tuyến đường Bùi Thị Xuân. Phường cũng đã có kiến nghị gửi Ban Quản lý dự án sớm có biện pháp khắc phục, hỗ trợ, đền bù thỏa đáng cho người dân. 

Nhanh chóng kiểm tra bồi thường

Ông Nguyễn Văn Cao - Chủ tịch UBND tỉnh TT - Huế vừa có văn bản yêu cầu UBND TP Huế phối hợp với Sở GTVT, Công an tỉnh, Chi cục Quản lý đường bộ II.6, chủ đầu tư và Ban QLDA cải thiện môi trường nước quán triệt tất cả các nhà thầu thi công và đơn vị liên quan chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về thi công trên tuyến đường bộ đang khai thác.

Ông Nguyễn Chí Dũng - Chỉ huy trưởng thi công thuộc công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị (UDIC) cho biết: đơn vị áp dụng phương pháp thi công đóng cừ Larsen tối ưu nhất, nhưng do nền đất yếu, thi công độ sâu 4,5 - 5m, khi rút cừ đất dính vào gây nứt một số hạ tầng của người dân. Nhận được phản ánh của các hộ dâảnh ảnh hưởng, nhà thầu đã cùng với địa phương kiểm tra và cam kết sau khi thi công xong sẽ cho kiểm tra, xử lý.

Qua kiểm tra, đã có 9 nhà dân bị nứt tường rào, sân, và tường nhà, trong đó chỉ có số nhà 203, đường Bùi Thị Xuân bị nứt nền, tường nhà và tường rào... ảnh hưởng khá lớn.

FB_IMG_1498814572990

Người dân mong muốn được đền bù thiệt hại sớm.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thanh Tuấn Anh - Giám đốc Ban QLDA Cải thiện môi trường nước TP Huế cho biết: các nhà thầu đã mua bảo hiểm cho dự án, khi nhà dân bị hư hỏng, nhà thầu phải phối hợp với bảo hiểm để kiểm tra xem thiệt hại bao nhiêu để có phương án đền bù. Nếu bảo hiểm không đền bù, nhà thầu có trách nhiệm đền bù.

“Chủ đầu tư chỉ đạo nhà thầu bảo đảm các phương án thi công, nhằm đảm bảo ATGT, giảm bớt bụi. Nếu nhà thầu không thực hiện theo cam kết sẽ bị xử lý” ông Anh cho biết thêm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.