Y tế

Dầu gió có giúp vô hiệu hóa máy đo nồng độ cồn?

10/01/2020, 08:19

Sau khi Nghị định 100 xử phạt người lái xe có nồng độ cồn có hiệu lực, mạng xã hội truyền tai nhau nhiều giải pháp chống đối phi khoa học...

img
Trên MXH truyền nhau thông tin dầu gió giúp vô hiệu hóa máy đo nồng độ cồn?

Ngay sau khi Nghị định 100/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong cơ thể với mức phạt cao có hiệu lực, thì trên mạng xã hội cũng truyền tai nhau các giải pháp "xóa" đi nồng độ cồn sau khi uống bia, rượu.

Từ kẹo giải rượu "đánh bay nồng độ cồn" đến dùng dầu gió với lời khuyên "nuốt vài giọt và bôi vào khẩu trang"... Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia y tế, đây đều là những cách làm phi khoa học và có thể gây hại cho người áp dụng giải pháp này.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia khẳng định: "Khi uống rượu, bia, nồng độ cồn sẽ tồn tại trong máu, không có mẹo nào có thể vô hiệu hóa máy đo nồng độ cồn. Chiêu dùng dầu gió uống hay bôi chỉ giúp cho người bên cạnh không cảm thấy mùi. Còn về bản chất thì nồng độ cồn vẫn tồn tại trong máu. Hơn nữa, với dầu gió, không phải loại nào cũng có thể uống được. Mọi người không nên tin theo những tin đồn trên mạng, rồi áp dụng theo, có thể gây ra tình trạng ngộ độc".

Theo bà Lâm, trong những ngày Tết việc uống rượu bia là khó có thể tránh khỏi, bảo vệ sức khỏe chỉ nên uống một lượng nhỏ. Tổ chức Y tế thế giới kiến nghị nam giới không nên uống quá 2 đơn vị rượu/ lần và chỉ nên uống 5 lần/tuần (một đơn vị rượu được tính bằng 10g cồn nguyên chất).

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia thì khi uống rượu bia, nồng độ cồn sẽ tồn tại trong máu dù bất cứ mẹo gì cũng khó có thể vô hiệu hóa máy đo nồng độ cồn.

"Tôi nghĩ chiêu dùng dầu gió uống hay bôi chỉ giúp cho người bên cạnh không cảm thấy mùi. Còn về bản chất thì trong máu vẫn đang tồn tại. Cách tốt nhất khi uống rượu thì không lái xe.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý thêm các loại dầu gió không phải loại nào cũng có thể uống được. Mọi người không nên tin theo những tin đồn trên mạng áp dụng theo sẽ rất nguy hiểm có thể gây ra tình trạng ngộ độc", PGS.TS Lâm nói.

Các chuyên gia cảnh báo thêm, trong những ngày Tết việc uống rượu bia là khó có thể tránh khỏi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe chỉ nên uống một lượng nhỏ. Tổ chức Y tế thế giới kiến nghị nam giới không nên uống quá 2 đơn vị rượu/ lần và chỉ nên uống 5 lần/tuần (một đơn vị rượu được tính bằng 10g cồn nguyên chất). Và ghi nhớ khi đã uống rượu, bia thì không nên điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Liên quan đến thông tin hút thuốc lá cũng gây ra nồng độ cồn hiện đang được nhiều người quan tâm, BS. Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa SaintPaul cho rằng, thông tin này hoàn toàn không có cơ sở.

Về lý thuyết trong thành phần khói thuốc lá có khoảng 1% là hydrogen. Khi thổi vào máy đo nồng độ cồn, hydrogen có thể bị oxy hóa ở điện cực platium trong máy, để tạo ra dòng điện. Dòng điện này tuy nhỏ nhưng vẫn có thể dẫn đến kết quả phép đo là dương tính. Tuy nhiên, hàm lượng này quá nhỏ không đủ để gây dương tính.

BS. Phúc cũng cho biết nồng độ cồn trong máu và tốc độ suy giảm phụ thuộc vào cân nặng, giới tính, độ tuổi, lượng mỡ trong cơ thể, chủng tộc, khả năng chuyển hóa rượu của gan, tình trạng cơ thể, gen di truyền đặc biệt là gen đột biến về say rượu...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.