70 năm truyền thống ngành GTVT

Đầu tư lớn cho giao thông sau ngày giải phóng Thủ đô

03/02/2015, 06:25

Sau ngày giải phóng Thủ đô, mạng giao thông miền Bắc bị thương tổn nặng nề. Nền đường bị đào xẻ, sạt lở

Sau ngày giải phóng Thủ đô, mạng giao thông miền Bắc bị thương tổn nặng nề. Nền đường bị đào xẻ, sạt lở, cơ sở hạ tầng ở các vùng nông thôn và miền núi, hết sức nghèo nàn, lạc hậu. Vận chuyển, đi lại chủ yếu bằng sức người và những phương tiện thô sơ trên những nẻo đường quanh co, trồi sụt.

Tháng 9/1954, Nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng nêu rõ: “Khôi phục nhanh chóng đường xe lửa, ô tô, vận tải sông ngòi có ý nghĩa quan trọng bậc nhất. Đó là điều không thể thiếu được trong việc phát triển sản xuất, phồn vinh kinh tế, làm cho giao lưu hàng hóa giữa thành thị và nông thôn hoạt động”.

Mặc dù kinh tế khó khăn, Chính phủ vẫn đầu tư vào giao thông, vận tải, bưu điện 54,4% trong tổng mức đầu tư của Nhà nước. Thời kỳ này, do nhiệm vụ mới của đất nước là khôi phục phát triển kinh tế miền Bắc để chi viện cho chiến trường miền Nam, Quốc hội đã có nghị quyết tách Bộ Giao thông Công chính ra làm 2 bộ: Bộ Giao thông - Bưu điện và Bộ Thủy lợi - Kiến trúc.

Bộ Giao thông - Bưu điện do ông Nguyễn Văn Trân làm Bộ trưởng. Bộ phụ trách các ngành vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ và bưu điện. Cơ cấu, bộ máy tổ chức của Bộ cũng được nâng lên ngang tầm với nhiệm vụ, chức năng cụ thể được giao.

Đến năm 1961, Tổng cục Bưu điện được tách ra, Bộ GTVT được thành lập, do Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ làm Bộ trưởng. Cơ cấu tổ chức ngành GTVT từ đây là một thể thống nhất từ T.Ư đến địa phương, tạo thành sự đồng bộ, có hệ thống chỉ đạo và quản lý ngành theo lãnh thổ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.