Xã hội

ĐBQH: Có những "anh hùng áo trắng" hết dịch phải viết báo cáo giải trình

29/05/2023, 16:13

ĐBQH Nguyễn Hữu Thông băn khoăn trước chia sẻ của bác sĩ khi dịch là "thiên thần áo trắng" nhưng hết dịch chủ yếu phải viết báo cáo giải trình.

Khi dịch là "anh hùng áo trắng", hết dịch viết báo cáo giải trình

Ngày 29/5, thảo luận về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch C-19, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ tâm tư khi chia sẻ câu chuyện những bác sỹ được coi là "anh hùng áo trắng" khi chiến đấu với dịch Covid-19, nhưng sau đại dịch lại phải ngồi viết giải trình…

img

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận)

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận) cho biết, đất nước ta trải qua một thời gian chống dịch hết sức vất vả, đau thương, mất mát và chưa có tiền lệ.

Bộ trưởng Nội vụ: Đảm bảo đãi ngộ đặc biệt cho ngành y

Giải trình tại phiên thảo luận của Quốc hội, chiều 29/5, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ sẽ phối hợp Bộ Y tế hoàn thiện chính sách về lương, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp đặc thù cho nhân viên y tế. Chế độ sẽ phù hợp lộ trình cải cách chính sách tiền lương của Trung ương, đảm bảo quan điểm ngành y là ngành đặc biệt và đãi ngộ cũng cần chính sách đặc biệt.

Theo bà Trà, qua đại dịch, những khó khăn trong tổ chức bộ máy, nhân sự và nhiều mặt khác cũng bộc lộ rõ hơn. Trong số 39.000 công chức, viên chức thôi việc, bỏ việc thời gian qua, riêng ngành y chiếm 25%.

Hiện mức phụ cấp trực của y bác sĩ là 115 nghìn đồng/người/ngày đêm, hỗ trợ tiền ăn 15 nghìn đồng/người với bệnh viện hạng 1, hạng đặc biệt. Phụ cấp ca mổ loại đặc biệt là 280 nghìn đồng.Với mức lương cơ sở hiện hành, bác sĩ học xong 6 năm y khoa và sau 18 tháng thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề, nếu được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập, thì tính cả phụ cấp ưu đãi nghề 40%, thì tổng lương sẽ hơn 4,8 triệu đồng/tháng, chưa trừ bảo hiểm xã hội, y tế.

Nhưng qua đau thương, chúng ta thấy được tinh thần đoàn kết, yêu thương của con người Việt Nam, lá lành đùm lá rách, chia sẻ ngọt bùi với hình ảnh những "thiên thần áo trắng", những anh bộ đội, lực lượng vũ trang giúp dân chống dịch, mua thực phẩm…

"Tuy nhiên, qua dịch Covid-19 chúng ta thấy rõ hơn lòng tham của một số người, kể cả những người có chức, có quyền đã lợi dụng sự mất mát, đau thương của người dân, của đất nước để cấu kết làm trái quy định pháp luật, làm giàu bất chính và thực tế đã bị pháp luật nghiêm trị", ông Thông nhìn nhận.

Thực tế, qua giám sát cũng thấy được những bất cập, lỗ hổng của các quy định pháp luật và những vấn đề tồn tại khác mà báo cáo của Đoàn giám sát đã nêu.

"Có bác sỹ từng tâm sự rằng, trong quá trình phòng, chống dịch, đội ngũ y sĩ, bác sĩ đã cố gắng hết sức mình để cứu bệnh nhân, nên thời điểm đó, cả xã hội coi họ là những "anh hùng áo trắng". Nhưng khi hết dịch, nhiệm vụ chiếm nhiều thời gian, tâm trí và công sức nhất của các bác sĩ, các nhà quản lý y tế là viết các báo cáo giải trình cho các cơ quan chức năng", ông Thông chia sẻ.

Theo đại biểu Thông, mặc dù vậy, bác sĩ này cũng cám ơn Trung ương đã ban hành kịp thời những hướng dẫn xử lý, phân hóa đối tượng nên rất nhiều trường hợp không vướng vào vòng lao lý và "nếu chỉ đạo trên có sớm hơn thì hay biết bao nhiêu".

Số lượng cán bộ y tế phải trả giá cho đại dịch này là quá lớn

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP.HCM) cho biết, dịch Covid-19 là phép thử để chúng ta thấy được hiện trạng và thực lực của ngành y tế đến đâu, từ đó có những chính sách phù hợp.

"Tôi nghĩ nếu dịch bệnh xảy ra thì chúng ta lại tiếp tục thiếu thiết bị y tế. Lúc dịch bệnh thì thiếu vắc xin, còn bây giờ thì thiếu thuốc trang thiết bị y tế. Biết bao giờ trình trạng này mới khắc phục được?", bà Lan đặt câu hỏi.

img

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP.HCM)

Đại biểu đoàn TP.HCM cho biết, trong đại dịch vẫn có những chính sách vô lý, như lúc tất cả đang thiếu vắc xin thì chúng ta không cho phép tiêm dịch vụ để bớt gánh nặng cho công lập.

Hay trong lúc toàn bộ cộng đồng sục sôi thiếu thuốc Molnupiravir thì Bộ Y tế rất chậm cấp số đăng ký cho loại thuốc này, mặc dù nó có tác dụng ở nước ngoài rồi. Thực tế này dẫn đến tình trạng mua bán ngoài vòng pháp luật, đẩy giá cao thiệt hại cho người dân.

Từ đó, đại biểu Phong Lan cho rằng, cần hài hòa giữa xây và chống trong phòng chống dịch Covid-19.

"Chúng ta tập trung chống, làm cho tôi hình dung đến một bệnh nhân thập tử nhất sinh, thay vì bồi bổ nâng cao thể trạng thì chúng ta lại tập trung đoạn chi, cắt bỏ phần hoại tử, cho dùng thuốc nặng. Thì kết quả chắc chắn bệnh nhân sẽ chết", bà Lan ví dụ.

Bà Lan cũng băn khoăn về việc chiến thắng đại dịch Covid-19 nhưng nhiều "tướng" bị trảm và bị thay.

"Từ xưa tới nay, mỗi khi chiến thắng về chúng ta mừng công, còn chúng ta bây giờ, chiến thắng xong chúng ta "trảm tướng", thay "tướng", số lượng cán bộ y tế phải trả giá cho đại dịch này là quá lớn", bà Lan chia sẻ.

Đại biểu đoàn TP.HCM cũng cho rằng, y tế là môn khoa học, những người làm ngành y không dùng khẩu hiệu để đi qua đại dịch được, mà phải có cơ chế và bảo vệ người làm cơ chế đó

"Với sự e dè, sợ hãi, tự làm khó mình thì không biết chuyện gì xảy ra nếu dịch bệnh quay trở lại. Đây không chỉ là câu chuyện trong dịch Covid-19", nữ đại biểu đoàn TP.HCM cho hay.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.