Để trở thành cha mẹ thông minh, hãy áp dụng "1 việc cần, 1 việc không nên, 1 việc nên"

30/01/2021, 01:00

Trước những đòi hỏi của trẻ, cha mẹ nên có cách phản ứng nào là thích hợp nhất, để không gây hại cho sự phát triển của con mình.

Tiểu Bảo vừa đi học về đã mè nhèo mẹ: “Tại sao bạn con ai cũng có đồng hồ điện tử, còn con thì không có?”

Mẹ của Tiểu Bảo đáp lại: “Ngoài việc đòi cái này cái kia, con xem thử bản thân mình đã học tốt chưa. Con có đứng nhất lớp không? Con có phụ giúp mẹ việc nhà không?”

2 mẹ con cãi qua cãi lại một lúc vẫn chưa chịu dừng lại, mãi cho đến khi có người gõ cửa mới chịu dừng lại. Cảnh tượng này có lẽ rất quen thuộc với nhiều gia đình. Khi cha mẹ từ chối món đồ mà trẻ thích, 2 bên xảy ra bất đồng và cãi vã liên tục. Cuối cùng, kết quả là cha mẹ không đồng ý hoặc chiều theo ý con.

Nhà tư tưởng Francis Bacon từng nói: “Bạn có biết cách dạy con nào khiến một đứa trẻ trở thành người bất hạnh không? Đó là chấp nhận và chiều theo ý muốn của chúng”.

Sự thỏa hiệp để đổi lấy niềm vui chỉ mang lại sự hài lòng nhất thời cho trẻ, khiến chúng trở nên kiêu ngạo sau này. Nếu kiên quyết nói không, trẻ sẽ buồn lúc đó nhưng về sau lại rất tốt cho chúng.

img

Sự thỏa hiệp để đổi lấy niềm vui chỉ mang lại sự hài lòng nhất thời cho trẻ, khiến chúng trở nên kiêu ngạo sau này. (Ảnh minh họa)

Cha mẹ cần xem nhu cầu thực sự của trẻ

Một nhà tâm lý học đã từng làm một thí nghiệm. Trước khi vào lớp, 10 học sinh tiểu học được phát một viên socola nhỏ và được bảo: “Các em ăn lúc nào cũng được, nhưng nếu em nào ăn sau giờ học sẽ được thưởng thêm 1 viên nữa”.

Sự ngọt ngào của viên socola thật là một cám dỗ khó chối từ. Rất nhiều em học sinh đã không kìm chế được và ăn ngay, nhưng một số khác nhất quyết đợi cho đến khi kết thúc giờ học.

Sau đó, các nhà khoa học tiếp tục theo dõi những đứa trẻ này đến khi học đại học. Kết quả cho thấy, những sinh viên biết chờ đợi có học lực trung bình cao hơn hẳn những sinh viên không cưỡng lại sự cám dỗ, xác suất tìm được việc ưng ý cũng cao hơn sau khi tốt nghiệp.

Chính vì thế, trước khi mua cho con cái một món đồ chơi nào đó, hay đáp ứng đòi hỏi nào của chúng, cha mẹ cần cân nhắc xem có hợp lý hay không. Nếu hợp lý, trẻ cần phải hoàn thành một nhiệm vụ nào đó rồi mới mua.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn mắc kẹt và không thể thoát ra khi nhìn thấy con mình khóc lóc, rồi đáp ứng bất kỳ thứ nào chúng muốn. Họ không biết rằng tương lai của con mình đang bị hủy hoại theo cách này.

Cha mẹ không nên làm hài lòng con mình

Có câu chuyện kể rằng, một người bố đưa con gái mình đi khám răng và đang ngồi đợi trước sảnh. Cô bé đòi uống nước, nhưng người bố chỉ lấy một cốc giấy ở cây nước miễn phí gần đó. Nhiều người thắc mắc, tại sao người bố lại không tới mua chai nước cũng gần đó mà lại là cốc nước lọc.

Người bố này trả lời: “Nước bình thường có thể làm dịu cơn khát, không cần tốn tiền mua. Không thể cho trẻ em quá nhiều tiện nghi vật chất ngay từ nhỏ”.

Nếu cha mẹ đáp ứng tất cả những gì con mình cần, ngăn chúng chịu khổ ngay từ nhỏ một cách mù quáng, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của chúng. Ở mức độ nhẹ nhất, trẻ không có khả năng sinh tồn, còn tệ nhất là chúng có thể trở thành người xấu.

Chuyên gia giáo dục Aton Makarenko nói: “Nếu cha mẹ cứ hy sinh và cho con cái quá nhiều, đó thực sự là món quà khủng khiếp nhất mà cha mẹ dành cho con cái”.

Con cái là sự hiện hữu không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người. Thế nhưng, họ lại quên mất rằng, đứa trẻ cũng là một cá thể độc lập, nếu can thiệp quá nhiều vào quá trình trưởng thành sẽ khiến chúng đánh mất đi chính mình.

Cha mẹ nên dạy trẻ suy nghĩ, muốn gì phải tự mình làm

Khi đi siêu thị, có một cậu bé nhìn thấy đồ chơi liền đứng yên không chịu đi, miệng liên tục đòi: “Mẹ ơi, con muốn có cây súng này”.

Phản ứng của người mẹ lúc đó là gì? Mắng mỏ con cái hay là mặc kệ chúng khóc lóc. Có một người mẹ đã phản ứng như thế này.

Cô chọn cách ngồi xuống và nói với con mình: “Món đồ chơi này đẹp đó, mẹ biết con thích nó, nhưng ở nhà đã có nhiều cái tương tự và tháng nào mẹ cũng mua cho con rồi. Nếu con vẫn muốn mua cái này, con cần có tiền tiêu vặt và tự dùng tiền của mình để mua”.

Đứa trẻ đáp lại: “Con nên làm gì để có tiền tiêu vặt”.

Người mẹ nói: “Lúc trước mẹ đã nói với con rồi, con có thể bán thùng giấy trong nhà kiếm tiền, hoặc giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, sau đó dành dụm tiền và mua bất kỳ thứ gì con muốn”.

Cuối cùng, cậu bé không khóc lóc nữa, có vẻ đã hiểu chuyện và tiếp tục đi mua sắm cùng với mẹ mình.

Cha mẹ nên giáo dục để trẻ hiểu rằng, không phải bất kỳ thứ nào trong cuộc sống cũng đều có thể đạt được khi mình muốn. Hãy nói với trẻ rằng, chúng cần phải chờ đợi hoặc có được điều mình muốn thông qua nỗ lực của bản thân.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.