Y tế

Đi du lịch biển ngày lễ, cần biết dị ứng hải sản nguy hiểm thế nào?

28/04/2019, 08:30

Dị ứng hải sản có thể gây triệu chứng tiêu hóa như nôn, đau bụng đi ngoài, tiêu ra máu, nổi mề đay nếu ngộ độc nặng, còn có thể bị sốc, tử vong.

img
Hải sản tươi sống chứa thành phần dinh dưỡng cao, nhưng nhiều loại chứa độc tố, gây dị ứng

Hải sản là món khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là món không thể thiếu trong các chuyến du lịch biển ngày hè. Trên thực tế, không phải ai cũng bị dị ứng hay ngộ độc hải sản, thường tùy vào cơ địa, thể trạng sức khỏe và thực trạng hải sản.

Dị ứng có thể biểu hiện ngay sau khi ăn cũng có thể một lúc sau do vận động, sinh hoạt mới bộc lộ. Mức độ dị ứng nhẹ có thể phát ban, nổi mề đay từng vùng hoặc khắp người, gây ngứa ngáy.

Dị ứng nặng thì ngoài nổi ban và ngứa, còn bị phù nề mặt, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở... Trường hợp ngộ độc nặng nề, người bệnh có thể sốc phản vệ, dẫn đến tử vong.

Những đối tượng có nguy cơ cao dễ bị dị ứng hải sản là trẻ em, người cao tuổi, người mắc một trong các bệnh dị ứng như bệnh suyễn, chàm, phát ban, viêm mũi xoang dị ứng, viêm da cơ địa.

Theo ông Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học - công nghệ thực phẩm, nguyên nhân là do hải sản chứa nhiều loại protein bổ dưỡng và một số protein “lạ” vào cơ thể sẽ kích hoạt phản ứng dị ứng, ngộ độc. Hoặc một số protein này kết hợp với các kháng nguyên có sẵn gây dị ứng. Hải sản như tôm, cua, mực, hàu có chứa nhiều histamin rất dễ gây dị ứng.

Để hạn chế dị ứng, ngộ độc hải sản, tuyệt đối không ăn hải sản sống. Nếu nghi ngờ mình bị dị ứng với hải sản nào đó, bạn nên ăn thử một lượng nhỏ trước. Không được ăn những món hải sản đã ươn, chết vì đây là cơ hội để histaminne xâm nhập.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu xuất hiện các dấu hiệu của dị ứng hoặc ngộ độc hải sản, việc đầu tiên cần làm là loại trừ thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt bằng cách gây nôn. Trong trường hợp nguy kịch cần đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Có thể làm giảm nhẹ dị ứng hải sản bằng các nguyên liệu sẵn có; ví như: nếu xuất hiện các dấu hiệu dị ứng nhẹ như mẩn ngứa, nóng râm ran sau khi ăn hải sản, nên uống 1 ly nước ấm pha mật ong với đặc tính khử trùng cao và dồi dào các khoáng chất như sắt, canxi, kali, magie, đường tiêu hóa và nhiều chất dinh dưỡng khác có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn để giảm ngứa và tăng cường sức khỏe.

Hoặc uống nước chanh tươi, chất Acid ascorbic trong chanh sẽ giúp đẩy mạnh quá trình làm lành vết thương và duy trì các mô liên kết, phục hồi các tổn thương trên cơ thể. Vitamin C trong nước chanh có khả năng điều chỉnh tình trạng rối loạn điện giải...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.