Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay
Tính từ 16h ngày 19/3 đến 16h ngày 20/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 141.151 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 141.149 ca ghi nhận trong nước (giảm 9.457 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 93.894 ca trong cộng đồng).
Ngày 19/3, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 141.151 ca nhiễm mới, số bệnh nhân ở Hà Nội đã giảm còn 19.065 ca.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (19.065), Nghệ An (9.333), Phú Thọ (5.747), Lạng Sơn (4.635), Đắk Lắk (4.595), Lào Cai (4.358), Vĩnh Phúc (4.162), Tuyên Quang (3.950), Bắc Giang (3.853), Hải Dương (3.724), Hòa Bình (3.644), Gia Lai (3.502), Sơn La (3.375), Quảng Bình (3.347), Yên Bái (3.342), Thái Bình (3.309), Thái Nguyên (2.866), Bắc Ninh (2.853), Hưng Yên (2.838), Điện Biên (2.778), Quảng Ninh (2.693), Bình Định (2.564), Cà Mau (2.441), Cao Bằng (2.321), Bến Tre (2.227), Lai Châu (2.066), Quảng Trị (1.943), Lâm Đồng (1.938), Hà Nam (1.888), Bình Phước (1.812), Bắc Kạn (1.809), Vĩnh Long (1.760), Hà Giang (1.760), Nam Định (1.634), Hồ Chí Minh (1.462), Trà Vinh (1.353), Tây Ninh (1.266), Phú Yên (1.213), Đắk Nông (1.196), Bình Dương (1.175), Ninh Bình (1.118), Kon Tum (1.051), Thanh Hóa (918), Bà Rịa - Vũng Tàu (823), Đà Nẵng (765), Khánh Hòa (751), Hải Phòng (613), Thừa Thiên Huế (600), Quảng Ngãi (585), Bình Thuận (518), Quảng Nam (331), Bạc Liêu (267), An Giang (175), Đồng Nai (165), Long An (161), Cần Thơ (112), Đồng Tháp (92), Kiên Giang (89), Ninh Thuận (65), Tiền Giang (53), Hậu Giang (51), Sóc Trăng (49).
Ngày 20/3/2022, Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 25.056 ca tại Vĩnh Phúc trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (-2.006), Nghệ An (-1.766), Hải Dương (-1.214).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (+3.502), Bắc Giang (+358), Vĩnh Long (+216).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 164.328 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 7.958.048 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 80.561 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 7.950.382 ca, trong đó có 4.100.211 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.170.170), TP. Hồ Chí Minh (582.747), Bình Dương (359.557), Nghệ An (345.848), Hải Dương (314.225).
Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 111.635 ca.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 4.103.028 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.968 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.291 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 278 ca; Thở máy không xâm lấn: 113 ca; Thở máy xâm lấn: 281 ca; ECMO: 5 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị trong ngày 19/3 là 3.968 ca
63 ca tử vong trong ngày 19/3
Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 19/3 đến 17h30 ngày 20/3 ghi nhận 63 ca tử vong tại: Gia Lai (7 ca trong 2 ngày), Hà Nội (4), An Giang (3), Đắk Lắk (3), Đồng Nai (3), Kiên Giang (3), Phú Thọ (3), Trà Vinh (3), Bắc Giang (2), Bạc Liêu (2), Bình Dương (2 ca trong 2 ngày), Bình Phước (2), Đồng Tháp (2), Hòa Bình (2), Lạng Sơn (2), Nam Định (2), Quảng Ninh (2), Sóc Trăng (2), TP. Hồ Chí Minh (2), Bến Tre (1), Bình Định (1), Cà Mau (1), Cần Thơ (1), Cao Bằng (1), Hà Tĩnh (1), Khánh Hòa (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Tây Ninh (1), Thái Nguyên (1), Vĩnh Long (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 71 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.880 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 36.974.511 mẫu tương đương 82.862.859 lượt người, tăng 197.131 mẫu so với ngày trước đó.. Trong ngày 19/3 có 93.985 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm.
Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 201.660.445 liều, trong đó: + Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 184.601.999 liều: Mũi 1 là 70.940.674 liều; Mũi 2 là 67.876.279 liều; Mũi 3 là 1.496.174 liều; Mũi bổ sung là 14.636.057 liều; Mũi nhắc lại là 29.652.815 liều. + Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.058.446 liều: Mũi 1 là 8.752.976 liều; Mũi 2 là 8.305.470 liều.
23% y bác sĩ một bệnh viện trầm cảm do Covid-19
Tại thời điểm tháng 10/2021, Bệnh viện Hùng Vương sử dụng bộ công cụ đánh giá DASS-21 tiến hành khảo sát trên 466 nhân viên y tế, kết quả cho thấy tỉ lệ nhân viên y tế có biểu hiện trầm cảm là 23,6%, lo âu là 42,9%, và stress là 17,6%.
Dịch bệnh COVID-19 như một đợt sóng thần dữ dội và khốc liệt nhất, gây ra bao nỗi đau thương khi TP.HCM trở thành tâm dịch.
Phân tích nguyên nhân cho thấy 57,5% nhân viên bệnh viện đã trải qua nhiều biến cố vì phải chứng kiến người thân, bạn bè mất vì COVID-19; 53,6% nhân viên cảm thấy bản thân bị kỳ thị vì làm việc trong môi trường y tế; 70,2% nhân viên cho biết người thân mất việc làm…
Dịch bệnh COVID-19 như một đợt sóng thần dữ dội và khốc liệt nhất, gây ra bao nỗi đau thương khi TP.HCM trở thành tâm dịch.
Nhân viên y tế nói chung và Bệnh viện Hùng Vương nói riêng đã gánh chịu không ít những mệt mỏi, căng thẳng, nhiều người bị phơi nhiễm, những người còn lại thì phải làm việc với công suất tăng gấp nhiều lần, trong tình trạng cách ly, trong không khí ngột ngạt, căng thẳng, hằng ngày đối diện với người bệnh lâm vào tình trạng bệnh nặng, nhất là hoàn cảnh mất lẫn mẹ và con.
COVID-19 đã làm cho rất nhiều nhân viên y tế bị hội chứng "burned-out", nhân viên của Bệnh viện Hùng Vương cũng không nằm trong ngoại lệ. Thuật ngữ "burnout" được hiểu là sự suy sụp về thể chất và tinh thần do quá tải công việc và bị căng thẳng (stress).
Từ kết quả khảo sát này, lần đầu tiên Bệnh viện Hùng Vương đã triển khai thành công Chương trình nâng đỡ sức khỏe tinh thần cho nhân viên y tế. Chương trình này hướng đến việc chủ động sàng lọc, phát hiện sớm rối loạn tinh thần và triển khai các giải pháp can thiệp, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nhân viên y tế bệnh viện.
Báo cáo này cho biết hiện tất cả nhân viên y tế của Bệnh viện Hùng Vương đã chiến thắng và vượt qua hội chứng "burned-out" do đại dịch COVID-19 gây ra.
Cả nước còn 3.691 ca bệnh nặng đang điều trị
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 7.791.841 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 78.878 ca nhiễm).
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Liên tục cập nhật thông tin diễn biến dịch Covid-19 trong ngày 20/3.
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 7.784.177 ca, trong đó có 3.988.576 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.151.105), TP. Hồ Chí Minh (581.285), Bình Dương (358.382), Nghệ An (336.515), Hải Dương (310.501).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 168.014 ca/ngày.
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 129.434 ca; Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.991.393 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.691 ca, trong đó thở ô xy qua mặt nạ: 2.982 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 338 ca; Thở máy không xâm lấn: 92 ca; Thở máy xâm lấn: 275 ca; ECMO: 4 ca.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 75 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.817 ca, chiếm tỷ lệ 0,5%so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số ca mắc COVID-19 của Hà Nội vượt 1,15 triệu ca
Số ca mắc COVID-19 ngày 19/3 của Hà Nội là trên 21.000 ca, đã giảm hơn 10.000 ca so với ngày có số mắc cao nhất trong đợt dịch này (đầu tháng 3).
Hướng dẫn bệnh nhân tập vật lý trị liệu hậu COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN
Tuy nhiên tính đến 19/3, Hà Nội đã ghi nhận trên 1,15 triệu ca mắc, mức cao nhất cả nước và cao gấp đôi so với địa phương có số mắc đứng thứ 2 là TP.HCM.
May mắn, thời điểm Hà Nội gia tăng nhanh số mắc mới hằng ngày thì độ phủ vắc xin đã rất cao, vì vậy tỉ lệ tử vong tại Hà Nội thấp hơn nhiều địa phương và ở mức dưới 0,2%/tổng số mắc.
Số liệu của Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cũng cho biết so với trung bình 7 ngày trước, số ca bệnh mới ngày 19-3 đã giảm hơn 10%, số ca khỏi bệnh giảm 27,7%, số tử vong giảm 31,8%, số ca nặng giảm 27,3%.
So sánh tháng này với tháng trước, số mắc mới tăng 6 lần nhưng số tử vong ít hơn 21,1%, số ca khỏi bệnh cũng tăng 6 lần, số đang điều trị tại bệnh viện tăng 28,9% nhưng số thở máy xâm lấn lại thấp hơn 0,5%.
Thành lập Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 trên cơ sở Quỹ vắc xin phòng COVID-19
Chương trình phòng chống COVID-19 do Chính phủ vừa ban hành đã dành phần công bố chính sách tài chính chống dịch tới đây.
Cấp thuốc cho bệnh nhân điều trị tại nhà.
Cụ thể về tài chính, hậu cần, bảo đảm đủ thuốc, sinh phẩm, hóa chất, vật tư, trang thiết bị chống dịch sẽ thực hiện theo phương châm "bốn tại chỗ".
Đối với một số loại thuốc và vật tư thiết yếu phải có cơ số dự phòng đủ cho tình huống xấu nhất và bổ sung vào danh mục dự trữ quốc gia, chủ động có kế hoạch sử dụng trang thiết bị sau khi kết thúc dịch.
Nhà nước bảo đảm nguồn tài chính chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên cơ sở huy động tổng thể nguồn lực nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn tài trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác), các địa phương phải bố trí ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng theo nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 3-6-2008 của Quốc hội.
Tiếp tục huy động, vận động sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, sự tự nguyện chi trả của người mắc COVID-19 khi khám, điều trị theo yêu cầu.
Thành lập Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 trên cơ sở Quỹ vắc xin phòng COVID-19 bảo đảm sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch.
Rút gọn, đơn giản hóa hồ sơ chứng từ thanh toán; bãi bỏ các rào cản, chồng chéo, vướng mắc, bất cập hiện hành về chính sách thanh toán chi phí y tế cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong bối cảnh dịch COVID-19.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ tài chính bảo đảm an sinh xã hội theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội ban hành kèm theo nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30-1-2022 của Chính phủ.
Bệnh viện Hồi sức COVID-19 lớn nhất TP.HCM ngưng nhận bệnh nhân
Sở Y tế TP.HCM cho biết, Bệnh viện Hồi sức COVID-19, đóng tại Bệnh viện Ung bướu (cơ sở 2) đã ngưng nhận bệnh nhân từ ngày 18/3.
Đây là bệnh viện hồi sức đầu tiên và có số giường bệnh lớn nhất tại TP.HCM với quy mô 1.000 giường. Bệnh viện Hồi sức COVID-19 đi vào hoạt động từ tháng 7/2021 ở thời điểm dịch bùng phát trên diện rộng tại thành phố.
Bệnh viện chuyên tiếp nhận, điều trị bệnh nhân COVID-19 mức độ nặng và nguy kịch có quy mô lớn nhất cả nước. Giai đoạn cao điểm, bệnh viện đã điều trị cho hơn 700 bệnh nhân.
Sau khi ngừng nhận bệnh nhân tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19, ngành y tế TP.HCM vẫn tiếp tục duy trì hoạt động các bệnh viện dã chiến số 13, 14, và 16. Các bệnh viện dã chiến số 14, 16, Bệnh viện đa tầng Tân Bình, Bệnh viện Quân y 175, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục duy trì giường hồi sức để điều trị người bệnh mắc COVID-19 nặng.
Sở Y tế đề nghị tất cả các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa phải thành lập khoa hoặc đơn vị điều trị COVID-19 để tiếp nhận các trường hợp có bệnh lý cấp tính kèm xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu việc tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 3-5 tuổi
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 1722/VPCP-KGVX ngày 19/3/2022 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tiêm, mua và thúc đẩy sản xuất vaccine trong nước.
Thủ tướng thăm hỏi các hộ gia đình đang sinh sống ở chung cư NOXH Định Hoà. (Ảnh- Thy Huệ).
Xét báo cáo của Bộ Y tế về tình hình và kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo việc nghiên cứu tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4 cho người lớn và mũi 3 cho trẻ em và tiêm cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi; có kế hoạch mua và thúc đẩy sản xuất vaccine trong nước, bảo đảm khoa học, an toàn và hiệu quả.
Thống kê trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 14h30 ngày 17/2 cho biết cả nước đã tiêm tổng cộng gần 190 triệu liều vaccine phòng COVID-19.
Số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là hơn 170 triệu liều, trong đó mũi 1 hơn 70 triệu liều; mũi 2 hơn 68 triệu liều; mũi bổ sung hơn 12 triệu liều và mũi 3 hơn 19 triệu liều.
53/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; 10/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 82% - dưới 90% gồm: Thanh Hóa, Phú Thọ, Hòa Bình, Cao Bằng, Sơn La, Điện Biên, Phú Yên, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Dương.
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là hơn 16 triệu liều gồm: mũi 1 hơn 8 triệu liều; mũi 2 hơn 7 triệu liều.
45/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ trong độ tuổi này trên 90%; 10/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 80-dưới 90% gồm Hải Phòng, Phú Thọ, Bắc Kạn, Hà Giang, Quảng Bình, Ninh Thuận, Gia Lai, TP.HCM, Tây Ninh, Cần Thơ.
120 giờ lọc máu cứu sống bệnh nhi nhiễm SARS-CoV-2 nguy kịch
Nhiễm SARS-CoV-2 mức độ nặng, sau 3 ngày thở máy, 120 giờ lọc máu liên tục, bệnh nhi gần 4 tháng tuổi thoát "cửa tử" và có thể xuất viện trong tuần tới.
Bệnh nhi mắc COVID-19 được lọc máu liên tục sau khi diễn biến bệnh nặng.
Sáng 19/3, BSCKII Vũ Hữu Quyền - Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cho biết, đơn vị đã chữa trị thành công bé trai gần 4 tuổi nhiễm SARS-CoV-2 mức độ nặng, biểu hiện tổn thương não, gan, men gan tăng cao, tỉ lệ tử vong 90%.
15h45 ngày 9/3, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng tiếp nhận bệnh nhi P.M.K (43 tháng tuổi, ở phường Đông Hoà, Kiến An, Hải Phòng) biểu hiện co giật, lơ mơ. Một ngày trước, trẻ sốt cao liên tục 3 8- 39,5 độ C. Gia đình tự test COVID-19 và cho kết quả dương tính.
Khoảng 1 giờ trước khi vào viện, bé M.K bị co giật toàn thân khoảng 3 phút. Sau đó, trẻ không tỉnh, được gia đình được vào viện cấp cứu. "Thời điểm trẻ nhập viện, qua thăm khám, trẻ được theo dõi viêm não trong tình trạng nhiễm SARS-CoV-2 mức độ nặng, co giật chưa rõ nguyên nhân", BS Vũ Hữu Quyền nói.
Các bác sĩ chẩn đoán, trẻ suy hô hấp độ III, theo dõi viêm não cấp, theo dõi cơn bão Cytokine, nhiễm SARS-CoV-2 mức độ nguy kịch.
Lúc 21h15 cùng ngày, bệnh nhi diễn biến nặng lên. Lúc này, Ban Giám đốc quyết định hội chẩn toàn bệnh viện, hội chẩn các chuyên gia của Bệnh viện Nhi Trung ương qua hình thức trực tuyến và quyết định lọc máu liên tục cho bệnh nhân.
Sau 3 ngày thở máy (từ 9/3 đến 11/3), 5 ngày lọc máu liên tục (trong 120 giờ từ 9/3 đến 13/3), đồng thời dùng thuốc kháng virus, kháng sinh, chống viêm, truyền dịch, sức khoẻ của bé M.K nhiều tiến triển, đã cai thở máy, dừng lọc máu. Sang ngày thứ 8, bệnh nhi có thể tự thở, các chỉ số sinh tồn bình thường.
"Với tiển triển như hiện tại, chúng tôi hy vọng sang tuần tới, bệnh nhi có thể xuất viện", BS Vũ Hữu Quyền thông tin.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận