Xã hội

Dịch Covid-19 TP.HCM ngày 4/9: Hôm nay, TP có 4.104 ca nhiễm

04/09/2021, 18:08

Dịch Covid-19 ngày 4/9 tại TP.HCM: 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (245.188), Bình Dương (128.893), Đồng Nai (27.306).

Bộ Y tế thông tin, tính từ 17h ngày 3/9 đến 17h ngày 4/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.521 ca ghi nhận trong nước.

Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh (4.104), Bình Dương (2.485), Đồng Nai (992), Long An (544), Tiền Giang (148), Tây Ninh (137), Kiên Giang (125), Đồng Tháp (120), Quảng Bình (110), Bình Thuận (99), Cần Thơ (76), Đắk Lắk (73), Bình Phước (62), Hà Nội (52), Khánh Hòa (51), Đà Nẵng (47), Bà Rịa - Vũng Tàu (39), An Giang (35), Nghệ An (32), Phú Yên (29), Quảng Ngãi (23), Thừa Thiên Huế (22), Sóc Trăng (21), Bạc Liêu (15), Trà Vinh (14), Gia Lai (12), Sơn La (9), Thanh Hóa (8 ), Bình Định (7), Vĩnh Long (7), Cà Mau (6), Lâm Đồng (5), Ninh Thuận (3), Bắc Ninh (3), Bến Tre (2), Hà Tĩnh (1), Thái Bình (1), Lạng Sơn (1), Đắk Nông (1) trong đó có 4.734 ca trong cộng đồng.

img

Người dân sẽ nhận đơn hàng nhanh chóng qua chuyến xe mua chung bình ổn giá

Như vậy, trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 5.373 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh giảm 4.395 ca, Bình Dương giảm 1.191 ca, Đồng Nai tăng 6 ca, Long An giảm 20 ca, Tiền Giang giảm 6 ca.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 511.170 ca nhiễm, đứng thứ 52/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 160/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.199 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 506.912 ca, trong đó có 279.742 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 10 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.

6 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam, Hải Dương.

5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (245.188), Bình Dương (128.893), Đồng Nai (27.306), Long An (24.329), Tiền Giang (10.438).

Số bệnh nhân khỏi bệnh trong ngày 4/9 là 11.848 người, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 282.516.

Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.572 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.204; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.267; Thở máy không xâm lấn: 173; Thở máy xâm lấn: 899; ECMO: 29.

Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế báo cáo 347 ca tử vong; tại TP. Hồ Chí Minh (256), Bình Dương (45), Long An (9), Đồng Tháp (6), Đồng Nai (ngày 3-4/9: 5 ca), Khánh Hòa (5), Tiền Giang (5), Cần Thơ (4), Đà Nẵng (4), Đắk Lắk (2), Hà Nội (1), Bình Phước (1), Cà Mau (1), Nghệ An (1), Quảng Nam (1), Vĩnh Long (1).

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 12.793 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 643.793 xét nghiệm cho 1.148.822 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 16.706.988 mẫu cho 38.182.379 lượt người.

Trong ngày 3/9 có 210.119 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 21.046.279 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.998.754 liều, tiêm mũi 2 là 3.047.525 liều.

Xuất hiện xe buýt "mua chung-bình ổn giá"

Xuất hiện hàng loạt xe buýt "mua chung-bình ổn giá". Hoạt động này nhằm giảm tải đáng kể cho việc đi chợ hộ.

Ngày 4/9, Saigon Co.op cho biết chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food vừa đưa vào vận hành hàng loạt xe buýt “Chuyến xe mua chung-bình ổn giá” để kịp thời giao hàng cho các đầu mối mua chung.

Hoạt động này nhằm giảm tải đáng kể cho công tác đi chợ hộ dân đang quá tải hiện nay.

Chuyến xe sẽ ưu tiên cung ứng các mặt hàng nhu yếu phẩm, các loại lương thực, thực phẩm tươi sống, gia vị với giá bình ổn thị trường để chia sẻ áp lực chi tiêu với người dân.

Điểm mới của mô hình mua chung này là có bổ sung thêm khâu vận chuyển giao hàng tận nơi. Sắp xếp hàng hóa một cách khoa học để việc kiểm đếm, phân bổ hàng hóa đến tay người dân được nhanh chóng, chính xác hơn. Theo mô hình mới này, thay vì cơ quan chức năng vừa phải tung lực lượng trực tiếp đi siêu thị mua từng đơn hàng, vừa phải vận chuyển, đưa hàng hóa đến từng hộ dân thì chỉ cần cử đầu mối tổng hợp thông tin, chuyển đơn hàng cho Co.op Food.

Sau khi nhận được đơn hàng, Co.op Food sẽ soạn và hẹn giao hàng tận nơi. Các lực lượng chức năng chỉ cần tổ chức phân phối đến các hộ dân trong khu vực.

Với cách làm này, không những giảm được lượng nhân sự, thời gian cần thiết cho các đầu mối mua chung mà còn góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm chéo khi tập trung đông người soạn hàng ở siêu thị cũng như tổ chức vận chuyển cồng kềnh, thiếu shipper.

Đồng thời, giải pháp này còn giúp giải quyết tốt vệ sinh an toàn thực phẩm mùa dịch, thông qua hình thức giao hàng số lượng lớn bằng xe bus.Theo bà Võ Thị Ngọc Hường, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Co.op Food, mục tiêu lớn nhất khi thực hiện "Chuyến xe mua chung - bình ổn giá" là giúp người dân tiếp cận nguồn thực phẩm an toàn, tiết kiệm càng nhanh càng tốt để yên tâm ở nhà chống dịch. Đồng thời, đơn vị mong muốn giảm áp lực việc đi chợ hộ của các lực lượng hỗ trợ.

Theo bà Hường, “Chuyến xe mua chung - bình ổn giá” được thực hiện khắp các địa phương tại TP.HCM.

Trước mắt sẽ ưu tiên cho các khu vực có siêu thị, cửa hàng thực phẩm tạm đóng cửa do F0 hoặc chưa có hệ thống phân phối hàng thực phẩm.

Co.op Food đã nhận được đơn đặt hàng của một số đầu mối tại các quận 5, 7, 8, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Bình Chánh, huyện Hóc Môn và TP Thủ Đức với số lượng mỗi điểm từ 200 đến 400 đơn hàng.

F0 tại nhà ở TP.HCM sẽ không thiếu oxy?

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, tình trạng thiếu oxy đã dần được khắc phục.

Trong chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời" ngày 3/9, khi được hỏi về vấn đề cung cấp oxy cho F0 điều trị tại nhà, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM khẳng định: “Đúng là trong giai đoạn đầu có tình trạng không cung cấp kịp oxy, đặc biệt oxy không tiếp cận kịp với F0 đang cách ly, điều trị tại nhà, có diễn tiến nhanh bất thường.

img

Bác sĩ Nguyễn Duy Tân (học viên cao học Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng) ôm bình oxy chạy vào hẻm 34/18 đường Bình Tây, phường 2, quận 6 trưa 23-8 để hỗ trợ bệnh nhân F0. Ảnh: Tuổi trẻ

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu (phải) trả lời thắc mắc của người dân.“Tuy nhiên hiện nay, TP.HCM, TP Thủ Đức, các trung tâm y tế quận, huyện… đã lập ra nhiều trạm y tế (được trang bị oxy), các trạm y tế lưu động.

Các trạm y tế lưu động này cũng đã bắt đầu cung cấp đầy đủ oxy y tế. Do đó vấn đề cung cấp oxy cho F0 điều trị tại nhà đang dần được khắc phục. Ngành y tế TP.HCM sẽ tiếp tục củng cố vấn đề này”, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu chia sẻ.

Cũng theo ông Châu, Sở Y tế TP.HCM đã ra kế hoạch chi tiết hướng dẫn các trạm y tế quận, huyện phối hợp các đội y tế lưu động cùng nhân viên của các trạm y tế phường, xã tăng cường quản lý F0 tại nhà để bảo đảm kịp thời cung cấp các gói thuốc an sinh.

Đồng thời, lực lượng y tế kịp thời chuyển những trường hợp có nhu cầu thở oxy đến những điểm lưu động có oxy và sau đó cố gắng tạo sự thông suốt để chuyển bệnh nhân có nhu cầu thở oxy lên tuyến trên.

Người tuyến đầu chống dịch ở TP.HCM được hỗ trợ cao nhất 10 triệu đồng/người

Ngày 3/9, Sở Y tế TP.HCM có văn bản gửi Bộ tư lệnh TP, Công an TP, UBND TP.Thủ Đức và các quận huyện, các đơn vị trực thuộc về việc triển khai chính sách đặc thù hỗ trợ lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch Covid-19.

Cụ thể, các nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm, thăm khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện điều trị Covid-19, cơ sở cách ly tập trung, cấp cứu 115, vận chuyển F0, mức hỗ trợ 10 triệu đồng/người.

img

Sở Y tế đề nghị UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo các đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý lập danh sách những người được chi trả và tổ chức chi hỗ trợ ngay

Lực lượng tuyến đầu quản lý, điều hành, điều phối phòng chống dịch, lấy mẫu xét nghiệm, tiêm ngừa vaccine, kiểm tra y tế thường xuyên tại địa bàn dân cư, các chốt, trạm kiểm soát, khu vực phong tỏa. Lực lượng tuyến đầu công việc gián tiếp tại các bệnh viện điều trị Covid-19 và các cơ sở cách ly tập chung, mức hỗ trợ là 4,5 triệu đồng/người.

Tổ Covid-19 cộng đồng sẽ được mức hỗ trợ 2 triệu đồng/người, với cơ cấu các thành viên của tổ.

Bênh cạnh đó, mức hỗ trợ 3 triệu đồng/người với những tình nguyện viên được TP huy động tham gia gồm: lực lượng giảng viên từ các trường y khoa, y tế tư nhân, y tế đã nghỉ hưu, tình nguyện viên tôn giáo chăm sóc F0, F1. Tình nguyện viên vận chuyển F0, F1 theo yêu cầu cách ly tập trung.

Đối với lực lượng sinh viên y khoa mức hỗ trợ là 1,5 triệu đồng/người.

Riêng với, lực lượng tình nguyện viên được Bộ Y tế huy động tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch chi viện cho TP.HCM nhân viên y tế, cán bộ giảng viên là 3 triệu đồng/người và sinh viên y khoa là 1,5 triệu đồng/người.

Theo đó, thời gian đối với những người được hỗ trợ trên tối thiểu 22 ngày từ ngày 26/5 đến thời điểm chi trả và một người chỉ được hưởng 1 lần.

Đối với người tham gia nhiều công việc thì được hưởng chính sách hỗ trợ với mức cao nhất khi thời gian làm việc ở mức cao nhất từ 11 ngày trở lên.

Dù đã kiểm soát được dịch, Quận 7 và huyện Củ Chi vẫn chưa thể nới lỏng

Tại cuộc họp báo báo cung cấp thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP HCM ngày 3/9, trả lời báo chí xoay quanh việc quận 7 và huyện Củ Chi công bố đã kiểm soát được dịch bệnh, ông Phạm Đức Hải cho biết hai địa phương này nằm trong nhóm 7 quận, huyện được TP đặt mục tiêu kiểm soát được dịch trước 31/8, cụ thể ở kế hoạch 2715 của UBND TP. Sau khi được giao nhiệm vụ, các quận huyện đã tích cực thực hiện.

Đến 31/8, quận 7 và huyện Củ Chi đã chủ động để sơ kết, TP biểu dương hai địa phương này. Tuy nhiên, hai nơi này chưa thể thực hiện nhanh chóng việc nới lỏng, vì còn chờ đánh giá chung của các địa phương còn lại, gồm: quận 5, quận 11, quận Phú Nhuận, huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè. Sau đó trên tổng thể thẩm tra của UBND TP mới đề xuất những giải pháp tiếp theo, cố gắng phấn đấu kiểm soát dịch trước 15/9.

"TP sẽ thành lập tổ thẩm tra 5 đơn vị chưa công bố kiểm soát được dịch còn lại, dựa theo tiêu chí của Bộ Y tế để đánh giá đạt hay chưa đạt. Sau đó lần lượt đến những quận huyện còn lại" - ông Hải cho hay.

Công an TP.HCM lập danh sách người được ra đường, kiểm soát bằng mã QR

Tại cuộc họp báo chiều 3/9, ông Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng Tham mưu Công an TP.HCM, cho biết hiện nay, Công an TP.HCM đang cập nhật danh sách người được cấp giấy đi đường của các sở, ban, ngành, quận, huyện và lập danh sách diện được lưu thông trên đường không cần cấp giấy để cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

img

Các trường hợp chưa cung cấp thông tin và không có thông tin trên hệ thống dữ liệu quét mã QR có thể buộc phải quay đầu.

Sau đó, công an sẽ kiểm soát người đi đường thông qua công nghệ thông tin. Ông Hà đề nghị các đơn vị cung cấp danh sách để công an kiểm soát chặt chẽ, người ra đường cũng phải đăng ký và đối sánh giữa lượng người ra đường với F0 trong cộng đồng xem có mối liên hệ nào không.

"Công an muốn sử dụng camera quét mã QR thì cần dữ liệu này. Thời gian tới, nếu các trường hợp chưa cung cấp thông tin và không có thông tin trên hệ thống có thể buộc phải quay đầu", ông Lê Mạnh Hà cho hay.

Đại diện Công an TP.HCM cũng cho biết hiện nay có tình trạng lừa đảo, mua bán giấy đi đường. Công an thành phố đã hướng dẫn các chốt, trạm để kiểm tra và sẽ dễ dàng phát hiện. Sau khi cập nhật danh sách vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, người ra đường sai đối tượng sẽ bị công an xử lý.

Tại họp báo, báo chí phản ánh tình trạng trong một số khu dân cư, người dân không chấp hành giãn cách nghiêm như những ngày đầu. Ông Hà cho biết mới được nghe phản ánh này, qua kiểm tra, số lượng phát hiện, xử lý cũng rất ít. Nhưng những ngày gần đây, có thể lưu lượng di chuyển trong khu dân cư tăng lên do đẩy mạnh hàng hóa lương thực, thực phẩm và có lực lượng đi chợ thay.

"Việc giãn cách trong khu dân cư để “ai ở đâu ở đó” trong từng hộ dân là yếu tố quyết định thắng lợi trong giãn cách. Công an rất quan tâm việc này", ông Lê Mạnh Hà khẳng định.

Bộ Công an và Công an TP đã điều động hơn 1.000 cán bộ chiến sĩ đến các quận, huyện để đảm nhiệm nhiệm vụ ở các chốt chặn. Lực lượng ở phường, xã được đưa về khu dân cư để kiểm tra, kiểm soát, nắm tình hình.

Thêm 308 bệnh nhân COVID-19 tử vong, còn 6.491 ca nặng, nguy kịch

Thêm 308 bệnh nhân COVID-19 tử vong, còn 6.491 ca nặng, nguy kịchTPO - Tối 3/9 Bộ Y tế cho biết, trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cổng thông tin của Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho thấy ghi nhận 308 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành phố.Cụ thể: TP. Hồ Chí Minh (250), Bình Dương (44), Đồng Tháp (5), Hà Nội (2), Đắk Lắk (2), Tiền Giang (2), Bến Tre (1), Bình Thuận (1), Khánh Hòa (1).

img

Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.491 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 12.476 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.491 ca, trong đó: thở ô xy qua mặt nạ: 4.122; thở ô xy dòng cao HFNC: 1.295; thở máy không xâm lấn: 179; thở máy xâm lấn: 867; ECMO: 28.

Ngày 3/9, làm việc với Tổ công tác Bộ Y tế, bác sĩ Trần Thanh Linh đang túc trực tại BV Hồi sức COVID-19 TP.HCM cho biết: Hiện đã có gần 800/1000 giường đi vào hoạt động. Trong đó có gần 200 bệnh nhân phải thở máy.

Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM thuộc tuyến điều trị cao nhất, nên số bệnh nhân trên 50 tuổi có chuyển biến nặng rất nhiều. Đây là đối tượng đòi hỏi cần kết hợp nhiều biện pháp vừa điều trị, vừa chăm sóc nâng cao thể trạng. Một tín hiệu tích cực là số ca tử vong ngày càng giảm mạnh.

Từ khi đi vào hoạt động đến nay đã có gần 2.000 bệnh nhân chuyển nhẹ và xuất viện. Ngay trong ngày 3/9 cũng đã có 18 bệnh nhân nặng, nguy kịch, lớn tuổi, nhiều bệnh nền đã được điều trị khỏi và cho ra viện.

Để sàng lọc và tiếp nhận điều trị các ca bệnh nặng, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM kết nối trực tuyến để hội chẩn thường xuyên với các bệnh viện tuyến dưới để nắm chắc tình hình các ca bệnh nặng trước khi họ được chuyển lên.

Ngược lại, khi một số ca bệnh thoát khỏi tình trạng nguy hiểm mà tầng dưới (tuyến dưới) có thể chăm sóc, điều trị được thì Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM lại chuyển xuống để nhường giường cho bệnh nhân nguy kịch khác.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.