Xã hội

Covid-19 TP.HCM ngày 10/9: TP có 7.539 ca nhiễm, tăng 1.990 ca so với 9/9

10/09/2021, 19:00

Dịch Covid-19 ngày 10/9 tại TP.HCM: Hôm nay, TP có 7.539 ca nhiễm, tăng 1.990 ca so với ngày hôm qua.

Tin tức Covid-19 TP.HCM hôm nay ngày 10/9 mới nhất, thông tin các ca nhiễm mới, ca tử vong và khỏi bệnh được cập nhật liên tục trong ngày tại Báo Giao thông.

img

Qua thống kê, nhu cầu tiếp nhận tình nguyện viện F0 đã khỏi bệnh tham gia công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại các đơn vị là 1.728 người.

Tính từ 17h ngày 9/9 đến 17h ngày 10/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.321 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 13.306 ca ghi nhận trong nước.

Cụ thể: Tại TP. Hồ Chí Minh (7.539), Bình Dương (3.563), Đồng Nai (823), Long An (321), Tây Ninh (248), Tiền Giang (156), Kiên Giang (86), Bình Phước (58), Đồng Tháp (58), Quảng Bình (48), Quảng Ngãi (45), Cần Thơ (37), Khánh Hòa (34), Bình Thuận (34), Đà Nẵng (30), Hà Nội (29), Bạc Liêu (26), Đắk Lắk (26), An Giang (19), Đắk Nông (17), Quảng Nam (16), Nghệ An (16), Bình Định (15), Phú Yên (13), Bà Rịa - Vũng Tàu (11), Thừa Thiên Huế (8 ), Bến Tre (6), Lâm Đồng (5), Thanh Hóa (5), Vĩnh Long (3), Ninh Thuận (3), Sơn La (3), Trà Vinh (2), Gia Lai (2), Hưng Yên (1) trong đó có 8.680 ca trong cộng đồng.

Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 585.051 ca, trong đó có 348.147 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 10/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng.

Có 07 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Ninh, Lào Cai.

05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (286.242), Bình Dương (149.859), Đồng Nai (32.882), Long An (27.537), Tiền Giang (11.430).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 12.751. Tổng số ca được điều trị khỏi: 350.921.

Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 907 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh tăng 1.990 ca, Bình Dương giảm 968 ca, Đồng Nai giảm 57 ca, Long An giảm 91 ca, Tây Ninh tăng 87 ca.

Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 254 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (195), Bình Dương (41), Tiền Giang (3), Đà Nẵng (3), Đồng Nai (3), Đồng Tháp (2), Bình Thuận (1), An Giang (1), Kiên Giang (1), Cần Thơ (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Khánh Hòa (1), Nghệ An (1).

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 14.745 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 589.417 ca nhiễm, đứng thứ 49/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 157/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.991 ca nhiễm).

Hơn 1.500 F0 khỏi bệnh đăng ký tham gia chống dịch

Nhu cầu tiếp nhận 1.728 F0 khỏi bệnh tham gia chống dịch tại các đơn vị, đến nay đã có 1.543 người đăng ký.

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, nhu cầu tiếp nhận F0 tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh tại các đơn vị là 1.728 người, tuy nhiên đến nay thành phố mới ghi nhận 1.543 F0 đã khỏi bệnh đăng ký tham gia vào công tác này.

Tính đến ngày 8/9, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận được 273 lượt tình nguyện viên F0 đã khỏi bệnh đăng ký qua đường link của Sở Y tế. Hiện có 108 người sẵn sàng nhận nhiệm vụ, trong đó có 62 tình nguyện viên có trình độ từ Trung cấp, Cao đẳng trở lên (không thuộc chuyên ngành y, dược), 38 tình nguyện viên có trình độ từ THPT, 8 tình nguyện viên có trình độ THCS.

Ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, Sở đã phối hợp tham mưu Tổ Điều phối nguồn nhân lực tham gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 quyết định phân công đến đơn vị có nhu cầu.

Ngoài ra, Hội Doanh nhân Thành phố Hồ Chí Minh đã vận động, tiếp nhận 1.270 tình nguyện viên F0 đã khỏi bệnh, phân công 378 người đến 14 đơn vị có nhu cầu.

Theo lãnh đạo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, qua báo cáo từ các đơn vị, nhu cầu tuyển dụng F0 đã khỏi bệnh tham gia vào công tác phòng, chống dịch COVID-19 là 1.728 người. Trong đó, bác sĩ 140 người; điều dưỡng 474 người; hộ lý 195 người; hỗ trợ chăm sóc người nhiễm bệnh 454 người; nhập dữ liệu 208 người; hậu cần 50 người; dọn dẹp vệ sinh 194 người; lái xe 4 người; tổng đài 5 người; dược sĩ 4 người.

Sở Y tế sẽ tiếp tục chỉ đạo đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, thành phố Thủ Đức, các bệnh viện dã chiến, khu cách ly F0 trực thuộc UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức, các đơn vị trực thuộc Sở Y tế khẩn trương triển khai tuyên truyền, vận động những người F0 đã khỏi bệnh tự nguyện đăng ký tham gia tình nguyện viên.

Sở Y tế tiếp tục phối hợp với Hội Doanh nhân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục vận động, tiếp nhận và phân công tình nguyện viên F0 đã khỏi bệnh theo Chương trình ATM F0, rà soát nhu cầu tiếp nhận tình nguyện viên F0 đã khỏi bệnh để phân công.

img

Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 đặt tại Bệnh viện Dã chiến số 13.

F0 khỏi bệnh, người đã tiêm 2 mũi được ưu tiên

Bộ Y tế cho biết, tính đến 17h ngày 9/9, trong vòng 24 giờ, toàn quốc ghi nhận 12.420 ca Covid-19, trong đó có 21 ca nhập cảnh. Trong đó TP.HCM ghi nhận 5.549 ca.

Như vậy trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 264 ca. Tại TP.HCM giảm 1.759 ca.

Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, TP.HCM đã có tổng cộng 278.703 trường hợp nhiễm Covid-19 được công bố.

Là một trong những tỉnh thành đầu tiên trong cả nước thực hiện tiêm vaccine phòng Covid-19, đến đầu tháng 9/2021, TP.HCM đã có hơn 80% người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm chủng 1 mũi vaccine.

Cụ thểm đến hết ngày 9/9/2021, thành phố đã có 6.293.416 người tiêm mũi 1, chiếm tỷ lệ 87,3% và 893.985 người tiêm mũi 2, chiếm tỷ lệ 12%.

Theo kế hoạch của thành phố, đến ngày 15/9/2021 sẽ bao phủ mũi 1 cho tất cả người trong độ tuổi và mũi 2 cho những người đã đến lịch tiêm. Việc tổ chức tiêm chủng do các quận huyện thực hiện.

Trong một diễn biến khác, Sở Y tế TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP.HCM về việc ban hành kế hoạch phòng chống dịch sau 15-9. Theo tờ trình, Sở Y tế đưa phương án giãn cách xã hội gắn liền với "thẻ xanh COVID-19".

Cụ thể là TP từng bước nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội dựa trên đánh giá mức độ nguy cơ, số liệu giám sát dịch tễ và khả năng đáp ứng của ngành y tế để phục hồi sản xuất, cung ứng dịch vụ thiết yếu, lưu thông hàng hóa.

Người dân sử dụng "thẻ xanh Covid-19" tham gia các hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội tùy theo mức độ kiểm soát dịch.

Nhờ đó, TP sẽ phân loại các ngành nghề, đơn vị theo khả năng xuất hiện và bùng phát dịch, theo các tiêu chí an toàn để từng bước khôi phục hoạt động.

Theo dự thảo điều kiện sử dụng "thẻ xanh Covid-19" mà Sở Y tế đưa ra, đối tượng được áp dụng là người đã được tiêm chủng đầy đủ theo khuyến nghị của hãng vắc xin và đủ thời gian để tạo kháng thể. Ví dụ là 2 tuần sau mũi 2 với vắc xin Pfizer, Moderna và AstraZeneca.

Bên cạnh đó, người nhiễm bệnh trong vòng 6 tháng cũng là đối tượng được sử dụng "thẻ xanh Covid-19".

Trong điều kiện thực hiện chỉ thị 15, F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi dưới 65 tuổi, không bệnh nền được tham gia các hoạt động tại nơi công cộng, được đi học, đi làm, đi du lịch hoặc đi công tác ở các tỉnh thành, nước ngoài.

F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi trên 65 tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch; người chỉ tiêm 1 mũi thì được tham gia các hoạt động nơi công cộng ngoài trời, được đi học, đi làm nhưng cần bố trí công việc hạn chế tiếp xúc nhiều người, có thể đi du lịch, đi công tác nội địa nhưng cần tuân thủ 5K, giữ khoảng cách 2m khi tiếp xúc trực tiếp.

Trong điều kiện thực hiện chỉ thị 16, F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi dưới 65 tuổi, không bệnh nền được tham gia các hoạt động nơi công cộng như siêu thị, bệnh viện, phòng khám…, được đi học, đi làm hoặc đi công tác nội địa.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.