Quân sự

Điểm mặt 5 chiến đấu cơ mạnh nhất trong Chiến tranh Lạnh

01/04/2021, 06:39

Cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, đã tạo ra cuộc đối đầu giữa những chiến đấu cơ huyền thoại.

img

Liên Xô ban đầu với MiG-15 và MiG-17 tiên tiến hơn, vượt trội hơn hẳn F-86 Sabre của Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên. Sau đó Mỹ đã tăng gấp đôi đầu tư vào không quân và đến giữa những năm 1960 đã vượt qua không quân Liên Xô, với việc đưa vào trang bị các máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba đầu tiên như F-4 Phantom.

img

Liên Xô lúc đó không chú trọng nhiều đến phát triển máy bay chiến đấu, họ cho rằng vũ khí hạt nhân sẽ là chìa khóa dẫn đến chiến thắng. Điều này dẫn đến sự tụt hậu của Liên Xô, mà phải mất hơn ba mươi năm mới có thể bù đắp đầy đủ, khi ba chiếc máy bay phản lực thế hệ thứ tư đầu tiên của nước này ra đời.

img

Vào cuối Chiến tranh Lạnh, cả Liên Xô và Mỹ đều đang phát triển các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Nếu Chiến tranh Lạnh bùng nổ thành một cuộc chiến tranh nóng vào cuối những năm 1980, thì những máy bay chiến đấu và máy bay đánh chặn chiếm ưu thế trên không sẽ có cơ hội được trình diễn sức mạnh của mình.

img

Đầu tiên là F-14D Tomcat, máy bay được đưa vào phục vụ chỉ vài tháng trước khi Liên Xô sụp đổ và đã giải quyết các vấn đề thiếu sót của chiếc F-14A nguyên bản. F-14D được trang bị động cơ mạnh mẽ General Electronic F110-400, động cơ mới làm cho máy bay dễ vận hành hơn, với tốc độ tăng 61% và còn cung cấp thêm một phần ba độ bền.

img

F-14D có buồng lái bằng kính, được liên kết dữ liệu mới, hệ thống điện tử hàng không mới, cập nhật hệ thống tác chiến điện tử và radar AN/APG-71 mạnh mẽ với phạm vi phát hiện 740km. Máy bay còn được tích hợp hệ thống theo dõi và tìm kiếm tia hồng ngoại, có thể đề phát hiện sớm và tránh được các tên lửa từ máy bay của Liên Xô.

img

F-14D được trang bị tên lửa không đối không AIM-54 Phoenix, tên lửa này đã chứng tỏ mức độ chính xác cao, khi có thể tiêu diệt các mục tiêu cỡ nhỏ ở tầm cực xa, hơn gấp đôi tầm bắn của AIM-7 và R-27 được sử dụng bởi các máy bay chiến đấu khác.

img

Tên lửa AIM-54 có khả năng đạt tốc độ siêu âm Mach 5, chỉ có tên lửa R-33 của Liên Xô là loại duy nhất, có khả năng đối đầu với tên lửa này khi đó. Mặc dù trần bay chỉ 15km cùng yêu cầu bảo trì và chi phí hoạt động rất cao, dẫn đến việc nó bị loại biên sớm.

img

Thứ hai là MiG-31 Foxhound, máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đầu tiên của Liên Xô, MiG-31 được thiết kế như một máy bay đánh chặn chuyên dụng, đặc biệt được đánh giá cao, nhờ sức mạnh của radar mảng pha quét điện tử thụ động Phazotron Zaslon.

img

MiG-31 được chế tạo dựa trên những điểm mạnh của MiG-25, với khung máy bay nặng hơn khoảng 15%, có các cảm biến mạnh hơn, tầm bắn xa hơn 60% và tích hợp tên lửa không đối không tầm xa R-33 mới. Máy bay này vô song với độ cao trần bay 21 km và có thể tấn công các mục tiêu cách xa 120 km.

img

Thứ ba là Su-27 Flanker, đươc biên chế vào năm 1985, Su-27 Flanker được thiết kế để đối đầu và vượt trội so với F-15C Eagles của Mỹ. Su -27 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Liên Xô, có nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không.

img

Được trang bị tên lửa không đối không R-27, radar Pulse-Doppler tích hợp Phazotron N001 Myech cực kỳ mạnh. Su-27 là máy bay vô địch trong không chiến ngoài tầm nhìn. Được thiết kế để tránh các tên lửa tầm xa của đối phương như AIM-54 và AIM-7 của Mỹ.

img

Tầm bay xa cùng tốc độ cao của Su-27, khiến nó có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng không của đối phương. Su-27 được thiết kế để hỗ trợ máy bay ném bom Su-24, khi có tình huống chiến tranh. Sức mạnh của Su-27 buộc Mỹ phải đẩy nhanh chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, để lấy lại thế cân bằng.

img

Tiếp theo là F-15C Eagle, được đưa vào sản xuất từ năm 1978, chỉ hai năm sau khi F-15A được đưa vào trang bị và nền tảng mới đã thể hiện khả năng vượt trội so với phiên bản tiền nhiệm. F-15C có khản năng cơ động cao, cảm biến mạnh, hoạt động tầm xa, trần bay cao và trọng tải vũ khí lớn, mang lại lợi thế lớn so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba của Liên Xô.

img

F-15C cho đến ngày nay vẫn là máy bay chiến đấu nhanh nhất của Mỹ, từng được chế tạo với tốc độ Mach 2,5, được thiết kế nhằm chống lại máy bay đánh chặn MiG-25 Foxbat thế hệ thứ ba của Liên Xô, loại máy bay có khả năng vượt tốc độ Mach 3, khiến máy bay của Mỹ cực kỳ khó đối phó.

img

F-15C vẫn là máy bay chiến đấu hiệu quả nhất của không quân Mỹ, trong các hoạt động không đối không trong hơn 25 năm, cho đến khi F-22 Raptor được đưa vào trang bị vào năm 2005. Một số cải tiến mới nổi bật hơn của F-15C bao gồm hệ thống tác chiến điện tử mới, radar AESA mới và tên lửa không đối không AIM-120C.

img

Cuối cùng là MiG-25 Foxbat, ban đầu được đưa vào phục vụ với tư cách là nền tảng thế hệ thứ ba chứ không phải thứ tư, nhưng khả năng của nó đã tỏ ra vượt trội so với các đối thủ, khiến MiG-25 trở thành đối thủ của các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư mà phương Tây đã có trong suốt thời gian phục vụ.

img

MiG-25 là máy bay chiến đấu nhanh nhất từng được đưa vào hoạt động với vận tốc Mach 3,3, nhanh hơn bất kỳ tên lửa hành trình nào đang được sử dụng hiện nay và có thể hoạt động ở độ cao kỷ lục gần 38km.

img

Được trang bị tên lửa không đối không R-40, giúp MiG-25 nhiều lần tiêu diệt các máy bay phản lực thế hệ thứ ba và thứ tư của phương Tây, mặc dù chỉ dưới sự điều khiển của phi công Iraq và Syria. Hiện nay MiG-25 đang được một số quốc gia nâng cấp với radar, hệ thống điện tử hàng không, thiết bị điện tử và vũ khí mới, trong tương lai MiG-25 sẽ vẫn là một chiến đấu cơ "khó chịu" với quân đội các nước NATO.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.