Hồ sơ tài liệu

Điểm mặt những vụ bồi thường môi trường "khủng" nhất thế giới

30/06/2016, 12:40
image

Nhiều Tập đoàn, công ty đã phải trả giá đắt cho hành vi gây ô nhiễm môi trường của mình.

tran-dau-bp-1444106421

Vụ tràn dầu trên vịnh Mexico năm 2010.

Vào 17h chiều nay (30/6), Họp báo công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở miền Trung sẽ diễn ra sau phiên họp thường kỳ hàng tháng của Chính phủ. Cho dù nguyên nhân của sự việc này là từ đâu, thì thảm họa này vẫn để lại rất nhiều hậu quả nặng nề cho người dân.

Trong lịch sử, thế giới đã từng chứng kiến rất nhiều thảm họa môi trường tồi tệ. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã phải trả giá đắt cho những hành vi gây ô nhiễm môi trường của mình.

Vụ BP bị phạt gần 20 tỷ USD vì sự cố tràn dầu trên Vịnh Mexico

Đây là thảm họa tràn dầu lớn nhất lịch sử, một thảm họa sinh thái có tác động lâu dài và đe dọa sự sống của nhiều loài động vật hoang dã cũng như sinh kế của người dân trong vùng.

Sự kiện này bùng nổ vào năm 2010 tại giàn khoan dầu Deepwater Horizon, khiến 11 người thiệt mạng và 4,2 triệu thùng dầu tràn ra biển. Phải đến 87 ngày sau đó, người ta mới có khả năng khắc phục được sự cố trên.

tran-dau

Hình ảnh vụ tràn dầu trên vinh Mexico.

Đáng chú ý, hơn 5 năm sau thảm họa, các nhà môi trường và cư dân vùng Vịnh vẫn liệt kê các hậu quả của vụ này. Theo đó, số lượng cá heo và các sinh vật biển tử vong tăng cao vì ảnh hưởng của tràn dầu.

Bộ Tư pháp Mỹ cùng với các bang  Louisiana, Mississippi, Alabama, Texas và Florida đồng loạt khởi kiện BP, yêu cầu bồi thường cho tất cả các khu định cư, công ty, doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng do sự cố tràn dần ngoài khơi tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Vụ kiện tụng sau đó đã được giải quyết. Các bang và chính phủ Mỹ đã cho phép công ty BP bồi thường trong vòng 18 năm.

Công ty này phải trả 7,1 tỷ USD vì “gây thiệt hại tài nguyên thiên nhiên”. Số tiền này sẽ được chia đều trong quốc gia cho các dự án làm sạch môi trường liên quan đến sự cố tràn dầu. BP cũng bị phạt 5,5 tỷ USD theo “Đạo luật nước sạch”.

Bang Louisiana, nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự cố tràn dầu, đã được bồi thường hơn 10 tỷ USD từ BP.

Công ty BP cho biết, tổng phí tổn liên quan tới vụ tràn dầu đến nay đã vượt quá mức 43 tỷ USD.

Tập đoàn Chevron bồi thường 9,5 tỷ USD vì xả thải trực tiếp

Sau gần 17 năm chiến đầu pháp lý với các tòa án ở Ecuador cũng như Hoa Kỳ, đến tháng 2/2011, tòa án Ecuador đã đưa ra phán quyết cho Tập đoàn Chevron của Mỹ phải bồi thường 18 tỷ USD vì hành vi xả thải trực tiếp tại sông Amazon trong suốt 20 năm. Sau đó, bức án này đã được giảm xuống 9,5 tỷ USD.

tu-vu-formosa-cac-nuoc-dang-phat-trien-phat-doanh-

Chất thải màu đen trong rừng Amazon.

Đây là một trong những bản án “khủng” nhất thế giới vì hành vi gây ô nhiễm môi trường, chỉ sau vụ tràn dầu của công ty BP.

Năm 1970, công ty Texaco – sau này được mua lại bởi Tập đoàn Chevron đã hoạt động với vai trò là công ty dầu khí nhà nước Ecuador. Năm 1993, dân làng đã khởi kiện công ty Texaco vì gây ô nhiễm môi trường, khiến rất nhiều người dân bệnh tật. Texaco đã được Chevron mua lại vào năm 2001, trước khi vụ án được giải quyết.

Phán quyết dài 188 trang giấy yêu cầu Chevron phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khoảng 8,6 tỷ USD, và nếu Tập đoàn này không công khai xin lỗi trong vòng 15 ngày sẽ phải nộp phạt gấp đôi. Ngoài ra, Tòa án yêu cầu Chevron phải trả 860 triệu USD hoặc 10% thiệt hại cho Liên minh Quốc phòng Amazon.

Tập đoàn Chisso và vụ bồi thường 86 triệu USD

Căn bệnh Minamata đã xuất hiện ở Nhật Bản từ 1973 và kéo dài vài chục năm qua cùng những món tiền bồi thường khổng lồ mà công ty Chisso và chính phủ Nhật Bản phải trả cho hệ quả của xả thải độc hại.

Công ty của Tập đoàn Chisso có trụ sở ở Tokyo, Nhật Bản và nhà máy ở vịnh Minamata đã gây ra căn bệnh quái ác này. Hơn 3.000 nạn nhân được xác nhận là nhiễm bệnh “Minamata”.

1461405392-vi--nh-minamata

Hình ảnh nạn nhân nhiễm căn bệnh quái ác Minamata.

Trong năm 1993, gần 40 năm sau đó, Tòa án Nhật Bản đã giải quyết bồi thường phụ hợp cho nạn nhân. Những người chịu ảnh hưởng bị dị tật về thể chất, sống đau đớn, thậm chí mất mạng. Tất cả là do hậu quả của hành động cẩu thả bởi Tổng công ty Chisso khi xả nước thải chứa thủy ngân vào biển.

Từ năm 1932 đến năm 1968, Chisso đã đổ tổng cộng 27 tấn hợp chất thủy ngân vào Vịnh Minamata.

Ngày 2/11/1958, Tổng công ty Chisso đã phải trả hơn 86 triệu USD, đồng thời được yêu cầu phải dọn sạch ô nhiễm môi trường do tập đoàn gây ra.

Bên cạnh đó, Chisso còn phải trả tiền trợ cấp hàng năm, chi phí thuốc men, tiền chăm sóc, tiền mai tang, tiền trị liệu suối nước nóng, châm cứu,… Không những thế, tiền giúp đỡ, quà tặng an ủi, trị liệu massage, chi phí đi và về của bệnh nhân tới bệnh viện… Chisso đều phải chi trả.

Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.