Tư vấn

Đô đốc Grigorovich Nga biên chế cho Hạm đội Biển Đen "khủng" cỡ nào?

17/03/2016, 06:12
image

Chiến hạm Đô đốc Grigorovich, chiếc đầu tiên thuộc Project 11356, chính thức biên chế cho Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga.

1.1
Ngày 11/3 vừa qua, chiến hạm Đô đốc Grigorovich đã chính thức được biên chế cho Hạm đội Biển Đen, Hải quân Nga. Đây là một trong những chiến hạm thuộc loại lớn, mới nhất, hiện đại nhất có mặt trong thành phần Hạm đội Biển Đen.
1.2
Đô đốc Grigorovich được khởi đóng ngày 18/12/2010 tại nhà máy đóng tàu Yanta trụ sở tại Kaliningrad theo đơn hàng 6 chiếc từ Hải quân Nga, nhằm nâng cấp hiện đại hóa trang bị cho Hạm đội Biển Đen, khinh hạm tàng hình này được hạ thủy “trình làng” lần đầu tiên ngày 14/3/2014, đợt thử nghiệm lấy chứng nhận ngày 14/10/2015 và tàu chính thức biên chế ngày 11/3/2016.
1.4
Đô đốc Grigorovich là chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu hộ vệ tên lửa cỡ lớn thế hệ mới (phiên hiệu 745), có lượng giãn nước toàn tải lên đến 4.035 tấn, được thiết kế để tấn công và tiêu diệt cho những nhiệm vụ tác chiến chống hạm nổi, chống ngầm, phòng không và cả những mục tiêu gần bờ. Chúng có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc là thành phần nhóm hộ tống và nhóm Đặc nhiệm Hải quân.
1.17
Được thiết kế tối ưu cho khả năng tàng hình để có thể biến mất trước các thiết bị "săn hạm" tiên tiến của đối phương, siêu hạm Đô đốc Grigorovich có chiều dài 124,8 m; chiều rộng 15,2m; độ mớn nước là 4,2 m và được trang bị hai động cơ chính DT-59 có tổng công suất 60.900 mã lực với tốc độ di chuyển tối đa 30 hải lý/giờ. Các tàu hộ vệ thuộc Project 11356 có dự trữ hành trình khoảng 30 ngày và có tầm hoạt động hiệu quả gần 9.000 km cùng thủy thủ đoàn được biên chế là 190-220 người. 
1.12
Lá cờ Andrew, cờ của Hải quân Nga, được tung bay ngay trên sân đáp trực thăng của siêu hạm. Đô đốc Grigorovich có thể chở được một chiếc trực thăng họ nhà Kamov là săn ngầm Kamov Ka-27 hoặc máy bay cảnh báo sớm Ka-31.
1.1
Đô đốc Grigorovich được vũ trang hệ thống vũ khí cực kì hiện đại và thuộc hàng “khủng” nhất Hải quân Nga hiện nay. Được trang bị hệ thống phòng không tầm trung, tên lửa diệt hạm tầm xa sẽ tăng cường rất rõ tới sức mạnh "khủng" cho tàu hộ vệ tên lửa Project 11356 và siêu hạm Đô đốc Grigorovich này sẽ đem lại sức sống mới cho Hạm đội Biển Đen già cỗi.
1.10
Ngay phía trước thượng tầng (cabin buồng lái) và đằng sau tháp pháo A-190 là hệ thống phóng thẳng đứng (VLS), với lực đẩy véc-tơ tăng áp, gồm 8 ống mang tên lửa hành trình Kalibr-NK hoặc tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Oniks (NATO định danh là SS-N-26) có khả năng tiêu diệt tàu chiến cỡ lớn chỉ bằng một phát bắn duy nhất với tốc độ bay vượt thanh Mach 2,5. Với vận tốc cực lớn như vậy, đối phương rất khó phản ứng kịp thời và bị tiêu diệt bởi đầu đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 200-250 kg.
1.7
Để chống tàu mặt nước, Đô đốc Grigorovich được trang bị 8 tên lửa hành trình siêu âm 3M-54TE Klub-N đạt tầm bắn hơn 200km, với tốc độ siêu âm Mach 2,9 tương đương 995 m/s hoặc 3.582 km/h (trong đó Mach 1 có vận tốc 343 m/s hoặc 1.235 km/h với không khí ở mực nước biển tại 20 độ C) (Ảnh: Pháo hạm hạng nặng A-190 100 mm, tháp pháo này được đặt ngay trước mũi hạm).
1.8
Trong tác chiến phòng không, lớp Project 11356 này được trang bị cụm ống phóng thẳng đứng chứa đạn tên lửa của hệ thống tên lửa đối không tầm trung Shtil-1 với 3 module phóng thẳng đứng 3S90E. Mỗi module chứa 12 tên lửa 9M317E đạt tầm phóng đến 50 km. Với thiết kế dạng ống phóng thẳng đứng 3S90E.1 rất tiếp kiệm không gian (mỗi tổ hợp Shtil-1 với 12 ống phóng có diện tích cao 7,15 x rộng 1,75 x dài 9,5 m) cho phép lắp đặt trên các chiến hạm hạng trung và tăng số lượng tên lửa có thể mang theo. (Ảnh: Hai trong 4 ống phóng ngư lôi chống ngầm 533 mm trên tàu.)
2.1
Nếu tên lửa địch vượt qua được tên lửa 3M917E thì chúng sẽ vấp phải lưới lửa của tổ hợp pháo - tên lửa phòng không cao tốc Kashtan-M. Trên Đô đốc Grigorovich trang bị 2 module Kashtan-M, mỗi bệ chiến đấu lắp 2 pháo phòng không 6 nòng cỡ 30 mm (tầm bắn 5.000 m) và 8 tên lửa 9M311 đạt tầm bắn xa tối đa 10 km. (Ảnh: Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không cao tốc Kashtan-M)
1.18
Trong tác chiến chống ngầm, tàu hộ vệ Grigorovich trang bị 2 bệ phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000 và 4 ống phóng ngư lôi hạng nặng 533 mm. Có thể nói, khả năng tác chiến của siêu hạm Đô đốc Grigorovich ngang ngửa thậm chí vượt trội tàu hộ vệ, tàu khu trục của phương Tây. (Ảnh: Bệ phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000)
1.11
Hệ thống pháo tự động 30 mm AK-630M được lắp đặt trên hầu hết các tàu chiến mặt nước của Hải quân Nga cũng góp mặt trong toàn sức mạnh của Đô đốc Grigorovich. AK-630M được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay như tên lửa đối hạm, máy bay, các loại phương tiện tấn công đường không khác cũng như tàu nổi có lượng giãn nước nhỏ, ngư lôi, các hỏa điểm và binh lực bờ biển của đối phương. Pháo tự động AK-630M có thể bắn với tốc độ 5.000 phát/phút, vận tốc đầu nòng đạt 900 m/s có khả năng bắn rơi các tên lửa đang bay đến ở cự ly lên tới 4 km. (Ảnh: Một trong hai bệ pháo tự động 30 mm AK-630 trang bị cho Đô đốc Grigorovich)
1.14
Dự kiến, còn 5 tàu lớp hộ vệ tên lửa Project 11356 còn lại sẽ bàn giao lần lượt cho Hạm đội Biển Đen trong giai đoạn 2016-2018. Các siêu hạm này gồm: Đô đốc Essen (đang thử nghiệm trên biển); Đô đốc Makarov (đang chế tạo); Đô đốc Butakov (đang chế tạo); Đô đốc Istomin (đang chế tạo) và Đô đốc Kornikov (chưa khởi đóng), theo Kiến thức, Đất Việt.

 
Video uy lực chiến hạm Đô đốc Grigorovich mới gia nhập Hạm đội Biển Đen:

Nguồn video: RIA Novosti

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.