Giáo dục

Với những trẻ thích trì hoãn, bố mẹ cần hiểu những nguyên nhân từ gốc rễ này

01/12/2021, 01:00

Một đứa trẻ thích trì hoãn khi làm việc, học hành thì chậm chạp khiến cho không ít bố mẹ cảm thấy rất phiền não.

Trì hoãn là một vấn đề khá phổ biến ở trẻ em. Để giải quyết vấn đề này, có rất nhiều cách giải quyết được đưa ra nhưng kết quả mang về thường không như mong đợi. Nguyên nhân là bởi có những vấn đề nếu không giải quyết từ gốc rễ, nhất định nó sẽ “tái phát” lần nữa.

Vì sao trẻ em lại hay trì hoãn, lề mề, chậm chạp? Bố mẹ nên hiểu lý do đằng sau đó, tìm ra mấu chốt của vấn đề, có như thế mới thay đổi được tính cách của con mình.

Tại sao trẻ lại trì hoãn? Bố mẹ cần hiểu những lý do này

- Thói quen chờ đợi

Những đứa trẻ có tính hay trì hoãn thông thường trong cuộc sống hằng ngày đã quen với việc chờ đợi bố mẹ làm mọi việc cho mình. Khi được dựa dẫm vào bố mẹ, đương nhiên trẻ sẽ không muốn tự mình làm.

Nếu một đứa trẻ đã quen với việc này, khi làm bất cứ điều kì cũng đều kéo rê, lề mề, chúng sẽ khó thay đổi trừ phi bố mẹ cắt đứt sự phụ thuộc.

img

- Muốn thu hút sự chú ý

Khi một đứa trẻ muốn trì hoãn, rất có thể chúng đang muốn chống đối lại bố mẹ mình. Trên thực tế, điều này là do trẻ muốn nhận được sự quan tâm của bố mẹ.

Nếu bố mẹ thường xuyên không ở bên cạnh con mình, chúng sẽ cố tình vi phạm kỷ luật và chống đối trực tiếp. Có như vậy, trẻ mới đạt được mục đích thu hút sự chú ý của bố mẹ.

- Muốn bản thân tự xử lý mọi việc

Trẻ muốn những việc riêng của mình phải do mình tự xử lý, hành vi trì hoãn có thể do trẻ muốn phản kháng lại những quyết định của bố mẹ. Sự phản kháng và trì hoãn lúc này cho thấy trẻ đang muốn bảo vệ quyền cá nhân của mình.

Đối với sự thúc giục của bố mẹ, chúng cảm thấy rất phiền phức, cố tình làm chậm hơn. Trẻ cảm thấy rằng, có những việc phải do bản thân chúng đưa ra quyết định.

Trẻ hay trì hoãn bố mẹ đừng nên làm gì?

- Đừng thúc giục liên tục và mắng mỏ một cách mù quáng

Một số bố mẹ thấy con mình làm chậm chạp thường thúc giục con làm nhanh lên, thậm chí la mắng. Họ muốn cải thiện sự nhanh nhạy của con cái bằng cách này nhưng không nghĩ rằng, điều đó chỉ khiến trẻ phản kháng và càng trì hoãn hơn.

img

- Đừng buộc trẻ làm những thứ chúng không thích

Rõ ràng khi con cái không thích làm điều này nhưng cứ luôn bị bố mẹ ép buộc, bên ngoài chúng không dám trái lời nhưng bên trong cố tình trì hoãn, né tránh.

- Đừng cười nhạo trẻ

Một số bố mẹ khi thấy con mình làm việc gì đó đơn giản nhưng mải không xong thường cười nhạo. Tiếng cười của bố mẹ sẽ khiến trẻ chán ghét, không còn động lực để tiếp tục làm.

Để cải thiện tình trạng trẻ hay trì hoãn, bố mẹ nên giúp bằng cách nào?

- Nâng cao động lực bên trong của trẻ

Thiếu động lực bên trong là bản chất của sự trì hoãn. Chỉ khi một người cảm giác được giá trị khi hoàn thành một việc gì đó thì họ mới có động lực làm thật nhanh. Khi có động lực, họ sẽ chủ động làm việc một cách hiệu quả.

img

Bố mẹ có thể khơi dậy động lực tiềm ẩn bên trong con cái, đặc biệt chú ý đến 2 yếu tố: Cảm giác hoàn thành và cảm giác có giá trị. Nếu 2 yếu tố này được thỏa mãn, nó sẽ kích hoạt động lực bên trong trẻ.

- Tôn trọng và tin tưởng trẻ

Mọi người đều cần được tin tưởng và tôn trọng. Khi bố mẹ tin tưởng con cái hoàn toàn có thể giúp chúng phát huy đến 90% tiềm năng của bản thân. Nếu lòng tự trọng và sự tin của trẻ được nâng cao, chúng sẽ có động lực để làm mọi thứ rất nhanh.

Bố mẹ không chỉ nên chú ý đến quá trình trưởng thành mà còn phải chú ý đến cảm xúc bên trong của trẻ. Việc khen ngợi, khuyến khích một cách chân thành, tôn trọng cá tính của con cái sẽ giúp trẻ tăng thêm sự tự tin.

- Giúp con cái hiểu được tầm quan trọng của thời gian

Việc trau dồi cho trẻ khái niệm thời gian và khả năng quản lý thời gian một cách khoa học sẽ giúp cải thiện tình trạng hay trì hoãn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.