Đời sống

Cả làng người Thái ở biên giới vào mùa bóc đót làm chổi dịp Tết

26/01/2021, 08:22

Mỗi độ tháng 12 Âm lịch về, đồng bào dân tộc Thái ở huyện biên giới Kỳ Sơn, Nghệ An lại vào vụ thu mua, bóc bông đót để làm chổi bán vụ Tết.

Cứ vào dịp tháng 12 Âm lịch hàng năm, bà con đồng bào dân tộc Thái ở xã Hữu Kiệm, huyện miền núi biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An lại tất bật vào vụ "sơ chế" đót để bán cho các cơ sở làm chổi đót.

Cứ vào dịp tháng 12 Âm lịch hàng năm, bà con đồng bào dân tộc Thái ở xã Hữu Kiệm, huyện miền núi biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An lại tất bật vào vụ "sơ chế" đót để bán cho các cơ sở làm chổi đót.

Theo người dân nơi đây, trước đây cây đót nhiều, chỉ cần vào rừng là hái được. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, cây đót ít dần, người dân nơi đây phải đi vào các bản ở sâu trong rừng của các xã Na Ngoi, Mỹ Lý, Bắc Lý… mới mua được.

Theo người dân nơi đây, trước đây cây đót nhiều, chỉ cần vào rừng là hái được. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, cây đót ít dần, người dân nơi đây phải đi vào các bản ở sâu trong rừng của các xã Na Ngoi, Mỹ Lý, Bắc Lý… mới mua được.

Bông đót được người dân xã Hữu Kiệm mua với giá 4.000 đồng/1kg.

Bông đót được người dân xã Hữu Kiệm mua với giá 4.000 đồng/1kg.

Đót sau khi được thu mua về sẽ được bóc phần vỏ bọc phía ngoài, chỉ để nguyên phần bông đót.

Đót sau khi được thu mua về sẽ được bóc phần vỏ bọc phía ngoài, chỉ để nguyên phần bông đót.

Việc bóc vỏ bông đót không quá nặng nhọc, cầu kỳ tuy nhiên yêu cầu người bóc phải cẩn thận, tỷ mỉ. Thứ nhất là để tránh làm hư bông đót, thứ hai là để tránh vỏ đót cứa vào tay chảy máu.

Việc bóc vỏ bông đót không quá nặng nhọc, cầu kỳ tuy nhiên yêu cầu người bóc phải cẩn thận, tỷ mỉ. Thứ nhất là để tránh làm hư bông đót, thứ hai là để tránh vỏ đót cứa vào tay chảy máu.

Bà Lộc Thị Hoài (69 tuổi, trú ở bản Bà, xã Hữu Kiệm) cho biết: Mỗi ngày bà có thể bóc vỏ từ 1 - 2 tạ bông đót. Tiền công cho bóc một tạ đót là 50.000 đồng.

Bà Lộc Thị Hoài (69 tuổi, trú ở bản Bà, xã Hữu Kiệm) cho biết: Mỗi ngày bà có thể bóc vỏ từ 1 - 2 tạ bông đót. Tiền công cho bóc một tạ đót là 50.000 đồng.

Trong khi đó, bà Trần Thị Liên, chủ một cơ sở chuyên thu mua đót cho biết: Hàng ngày, gia đình bà mua từ 1 đến 2 tấn đót trong dân. Vào những ngày cao điểm mua tới 5 tấn đót. Để kịp bóc bông đót, gia đình bà phải thuê 5 - 7 người dân đến làm.

Trong khi đó, bà Trần Thị Liên, chủ một cơ sở chuyên thu mua đót cho biết: Hàng ngày, gia đình bà mua từ 1 đến 2 tấn đót trong dân. Vào những ngày cao điểm mua tới 5 tấn đót. Để kịp bóc bông đót, gia đình bà phải thuê 5 - 7 người dân đến làm.

Sau khi bóc, bông đót được đem ra phơi nắng cho khô

Sau khi bóc, bông đót được đem ra phơi nắng cho khô

Vì lượng bông đót lớn nên mọi không gian đều được tận dụng để phơi bông đót, thậm chí là hành lang đường giao thông...

Vì lượng bông đót lớn nên mọi không gian đều được tận dụng để phơi bông đót, thậm chí là hành lang đường giao thông...

... cho đến các giá gỗ...

... cho đến các giá gỗ...

Theo đồng bào dân tộc Thái ở xã Hữu Kiệm, địa phương cũng có làm chổi. Tuy nhiên, chỉ làm số lượng ít để dùng. Số bông đót chủ yếu để bán cho các cơ sở làm chổi đót dưới xuôi.

Theo đồng bào dân tộc Thái ở xã Hữu Kiệm, địa phương cũng có làm chổi. Tuy nhiên, chỉ làm số lượng ít để dùng. Số bông đót chủ yếu để bán cho các cơ sở làm chổi đót dưới xuôi.

Các em nhỏ cũng theo mẹ đi bóc bông đót.

Các em nhỏ cũng theo mẹ đi bóc bông đót.

Bông đót của đồng bào Thái ở xã Hữu Kiệm được người mua "săn đón" tận nơi. Ông Nguyễn Duy Trinh (60 tuổi, ở Nam Thành, Yên Thành, Nghệ An), người đã có 20 gắn với nghề làm chổi cho biết: Đót nguyên liệu được mua với giá 28.000 đồng/ kg đót khô. Một cái chổi được làm từ khoảng 0,7kg đót.

Bông đót của đồng bào Thái ở xã Hữu Kiệm được người mua "săn đón" tận nơi. Ông Nguyễn Duy Trinh (60 tuổi, ở Nam Thành, Yên Thành, Nghệ An), người đã có 20 gắn với nghề làm chổi cho biết: Đót nguyên liệu được mua với giá 28.000 đồng/ kg đót khô. Một cái chổi được làm từ khoảng 0,7kg đót.

Cũng theo ông Trinh: Ngoài đót, người làm chổi còn phải mua mây với giá 1 bó 2.000 đồng. Một cái chổi làm ra bán với giá 35.000 đồng, lãi 5.000/cái. Tiền thu không làm bao, nhưng già rồi, làm có thêm đồng còn hơn ngồi không.

Cũng theo ông Trinh: Ngoài đót, người làm chổi còn phải mua mây với giá 1 bó 2.000 đồng. Một cái chổi làm ra bán với giá 35.000 đồng, lãi 5.000/cái. Tiền thu không làm bao, nhưng già rồi, làm có thêm đồng còn hơn ngồi không.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.